Từ sớm tinh mơ, khi những vị khách đến từ Việt Nam còn đang say trong giấc nồng thì bà Higashi đã tỉnh dậy, lục tục chuẩn bị nguyên liệu cho một buổi giã bánh dày.
Ánh mặt trời vừa ló trên đỉnh núi phía sau nhà, chiếu trên lớp băng tuyết trắng xóa, nồi cơm nếp đã chín và những vị khách lạ cũng đã tỉnh dậy, công việc làm bánh dày bắt đầu.
Bà Higashi bảo, với người dân ở Nyugawa, thuộc vùng Hida, tỉnh Gifu (thuộc miền Trung Nhật Bản), bánh dày Gohei-mochi là một món ăn không thể thiếu trong các buổi lễ cúng thần, ngày tết, cũng như trong các dịp tiệc tùng, đón khách quý.
“Hôm nay chúng tôi làm bánh dày đón tiếp các bạn, để người Việt Nam biết thêm về một món ăn dân dã của người Nhật,” bà niềm nở.
Theo lời bà Higashi, để làm bánh dày Gohei-mochi, người ta phải dùng gạo nếp nấu chín, sau đó cho vào cối gỗ rồi giã. Chiếc cối có độ cao khoảng 60cm và rộng 45cm.
Việc giã bánh dày thường có 2 người. Đầu tiên, người ta dùng lực, ấn lên chiếc chày bằng gỗ để gạo nếp gí xuống đáy cối. Tiếp theo, người đàn ông sẽ dùng cầm chày giã mạnh xuống cối làm nhuyễn cơm nếp.
Sau mỗi một nhát giã, người phụ nữ sẽ nhanh tay đảo bột trong cối cho đều. Để tay không dính, trước mỗi lần đảo bột, người ta phải cho tay vào thùng nước sạch để bên cạnh.
Để cho những vị khách từ đất nước hình chữ S xa xôi “thử tay nghề,” người đàn ông tên Suzumurka đưa cho chúng tôi chiếc chày gỗ. Công việc giã bánh dày không quá vất vả, nhưng đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng giữa người giã và người đảo bột. Bởi nếu không khớp, rất có thể chiếc chày sẽ đập vào tay người phụ nữ đảo bột. Đó cũng là lý do khi giã bánh, người ta thường hô “zô-lê” để tạo ra nhịp khớp, cũng như làm không khí buổi giã bánh dày thêm sôi nổi.
Khi cối bột đã nhuyễn, người ta cho vào khay mang vào nhà và chúng tôi bắt đầu cùng nhau nặn bánh.
Việc nặn những chiếc bánh dày Gohei-mochi khá đơn giản, chỉ cần vê bột thành hình quả trứng dẹt. Loại bánh dày này không có nhân, do đó sau khi nặn thành hình dáng xong, người ta lăn bánh trên khay bột đậu tương đã rang chín và trộn với đường để tạo ra độ ngọt, thơm đặc trưng của bánh. Lúc này, những cục bột trắng đã được phủ lên một lớp bột màu vàng bắt mắt.
Ông Inao Shigo, 81 tuổi cho hay, bánh dày Gohei-mochi là một loại bánh thờ thần truyền thống của người dân vùng Hida.
Theo lời ông, những chiếc bánh dày truyền thống của người dân thường rất to, có chiều rộng 30cm, dầy 7cm. Những chiếc bánh làm xong thường được đem đi cúng thần để báo cáo một vụ mùa bội thu cũng như cầu cho vụ mùa tới.
Sau khi cúng, bánh dày Gohei-mochi sẽ cứng lại, và người ta đập ra từng miếng nhỏ, chia cho hàng xóm cùng ăn. Còn bây giờ, bánh dày được làm nhỏ hơn để tiện mời khách.
“Khi tôi còn bé, thường leo núi chơi và thường gặp những người chặt gỗ. Trước lúc làm việc, họ lấy rìu gõ ba lần vào cây để chào và cầu xin thần cho an toàn khi làm việc. Khi gặp tôi, họ đập nhỏ chiếc bánh dày và cho ăn,” ông Shigo nói.
Cũng theo lời ông, ở Nhật Bản có nhiều loại bánh dày khác nhau, bánh dày Gohei-mochi giờ đây không còn là một món ăn được ưa chuộng như ngày ông còn bé. Lớp trẻ trong làng cũng không nhiều người biết giã bánh dày do hiện nay ở các siêu thị cũng có bánh dày làm sẵn để bán.
Tuy nhiên, ông Shigo và một số gia đình trong làng vẫn tổ chức những buổi giã bánh dày, để giới thiệu, lưu truyền với con cháu và du khách một nét văn hóa ẩm thực phong phú của địa phương./.
Ánh mặt trời vừa ló trên đỉnh núi phía sau nhà, chiếu trên lớp băng tuyết trắng xóa, nồi cơm nếp đã chín và những vị khách lạ cũng đã tỉnh dậy, công việc làm bánh dày bắt đầu.
Bà Higashi bảo, với người dân ở Nyugawa, thuộc vùng Hida, tỉnh Gifu (thuộc miền Trung Nhật Bản), bánh dày Gohei-mochi là một món ăn không thể thiếu trong các buổi lễ cúng thần, ngày tết, cũng như trong các dịp tiệc tùng, đón khách quý.
“Hôm nay chúng tôi làm bánh dày đón tiếp các bạn, để người Việt Nam biết thêm về một món ăn dân dã của người Nhật,” bà niềm nở.
Theo lời bà Higashi, để làm bánh dày Gohei-mochi, người ta phải dùng gạo nếp nấu chín, sau đó cho vào cối gỗ rồi giã. Chiếc cối có độ cao khoảng 60cm và rộng 45cm.
Việc giã bánh dày thường có 2 người. Đầu tiên, người ta dùng lực, ấn lên chiếc chày bằng gỗ để gạo nếp gí xuống đáy cối. Tiếp theo, người đàn ông sẽ dùng cầm chày giã mạnh xuống cối làm nhuyễn cơm nếp.
Sau mỗi một nhát giã, người phụ nữ sẽ nhanh tay đảo bột trong cối cho đều. Để tay không dính, trước mỗi lần đảo bột, người ta phải cho tay vào thùng nước sạch để bên cạnh.
Để cho những vị khách từ đất nước hình chữ S xa xôi “thử tay nghề,” người đàn ông tên Suzumurka đưa cho chúng tôi chiếc chày gỗ. Công việc giã bánh dày không quá vất vả, nhưng đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng giữa người giã và người đảo bột. Bởi nếu không khớp, rất có thể chiếc chày sẽ đập vào tay người phụ nữ đảo bột. Đó cũng là lý do khi giã bánh, người ta thường hô “zô-lê” để tạo ra nhịp khớp, cũng như làm không khí buổi giã bánh dày thêm sôi nổi.
Khi cối bột đã nhuyễn, người ta cho vào khay mang vào nhà và chúng tôi bắt đầu cùng nhau nặn bánh.
Việc nặn những chiếc bánh dày Gohei-mochi khá đơn giản, chỉ cần vê bột thành hình quả trứng dẹt. Loại bánh dày này không có nhân, do đó sau khi nặn thành hình dáng xong, người ta lăn bánh trên khay bột đậu tương đã rang chín và trộn với đường để tạo ra độ ngọt, thơm đặc trưng của bánh. Lúc này, những cục bột trắng đã được phủ lên một lớp bột màu vàng bắt mắt.
Ông Inao Shigo, 81 tuổi cho hay, bánh dày Gohei-mochi là một loại bánh thờ thần truyền thống của người dân vùng Hida.
Theo lời ông, những chiếc bánh dày truyền thống của người dân thường rất to, có chiều rộng 30cm, dầy 7cm. Những chiếc bánh làm xong thường được đem đi cúng thần để báo cáo một vụ mùa bội thu cũng như cầu cho vụ mùa tới.
Sau khi cúng, bánh dày Gohei-mochi sẽ cứng lại, và người ta đập ra từng miếng nhỏ, chia cho hàng xóm cùng ăn. Còn bây giờ, bánh dày được làm nhỏ hơn để tiện mời khách.
“Khi tôi còn bé, thường leo núi chơi và thường gặp những người chặt gỗ. Trước lúc làm việc, họ lấy rìu gõ ba lần vào cây để chào và cầu xin thần cho an toàn khi làm việc. Khi gặp tôi, họ đập nhỏ chiếc bánh dày và cho ăn,” ông Shigo nói.
Cũng theo lời ông, ở Nhật Bản có nhiều loại bánh dày khác nhau, bánh dày Gohei-mochi giờ đây không còn là một món ăn được ưa chuộng như ngày ông còn bé. Lớp trẻ trong làng cũng không nhiều người biết giã bánh dày do hiện nay ở các siêu thị cũng có bánh dày làm sẵn để bán.
Tuy nhiên, ông Shigo và một số gia đình trong làng vẫn tổ chức những buổi giã bánh dày, để giới thiệu, lưu truyền với con cháu và du khách một nét văn hóa ẩm thực phong phú của địa phương./.
Trung Hiền (Vietnam+)