Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Haiti Nigel Fisher khi đánh giá tình hình dịch bệnh tại Haiti nghèo nhất châu Mỹ này cho rằng dịch tả chết người tại Haiti đang lây lan nhanh hơn dự kiến ban đầu và có thể kéo dài tới một năm với hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh.
Tính từ khi dịch tả bùng phát vào giữa tháng 10 vừa qua ở vùng lận thủ đô Port-au-Prince đến ngày 23/11, đã làm 1.415 người thiệt mạng, gần 23.380 người phải nhập viện điều trị.
Tuy nhiên, ông Fisher nói con số tử vong thực tế có thể tới "gần 2.000" bởi người ta còn chưa thống kê được các trường hợp ở vùng sâu, vùng xa và con số nhiễm bệnh thực tế có thể là từ 60.000-70.000 người thay vì con số thống kê chính thức khoảng 50.000 người hiện nay.
Phát biểu qua đường dẫn video tới một cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ông Fisher cũng nói thêm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã điều chỉnh dự báo về căn bệnh lây lan chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém này, theo đó khả năng 200.000 người nhiễm bệnh có thể thành hiện thực trong 3 tháng chứ không phải trong 6 tháng như dự báo trước đây.
Dịch tả hiện đã xuất hiện tại toàn bộ 10 tỉnh của Haiti và tiếp tục làm thêm nhiều người bị bệnh. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng dịch tả sẽ tiếp tục hoành hành vài tháng nữa, có thể tới một năm và dường như không thể ngăn chặn được sự lây lan nhanh chóng này do người mang mầm bệnh tả phải mất vài ngày mới phát bệnh và trong thời gian đó họ có thể đi tới bất cứ nơi đâu.
Điều phối viên Fisher cho biết các nhân viên của Liên hợp quốc và các tổ chức cứu trợ cần tăng tốc hơn nữa trong công tác đối phó với dịch tả tại Haiti, đặc biệt là triển khai phân phối thuốc chlorine làm sạch nước và tăng các trung tâm điều trị bệnh.
Diễn tiến phức tạp của dịch tả cũng đang ảnh hưởng tiêu cực tới kế hoạch bầu cử tổng thống tại Haiti vào ngày 27/11 tới. Ít nhất đã có hai người thiệt mạng trong các vụ biểu tình phản đối chính phủ xử lý dịch tả biến thành bạo lực./.
Tính từ khi dịch tả bùng phát vào giữa tháng 10 vừa qua ở vùng lận thủ đô Port-au-Prince đến ngày 23/11, đã làm 1.415 người thiệt mạng, gần 23.380 người phải nhập viện điều trị.
Tuy nhiên, ông Fisher nói con số tử vong thực tế có thể tới "gần 2.000" bởi người ta còn chưa thống kê được các trường hợp ở vùng sâu, vùng xa và con số nhiễm bệnh thực tế có thể là từ 60.000-70.000 người thay vì con số thống kê chính thức khoảng 50.000 người hiện nay.
Phát biểu qua đường dẫn video tới một cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ông Fisher cũng nói thêm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã điều chỉnh dự báo về căn bệnh lây lan chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém này, theo đó khả năng 200.000 người nhiễm bệnh có thể thành hiện thực trong 3 tháng chứ không phải trong 6 tháng như dự báo trước đây.
Dịch tả hiện đã xuất hiện tại toàn bộ 10 tỉnh của Haiti và tiếp tục làm thêm nhiều người bị bệnh. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng dịch tả sẽ tiếp tục hoành hành vài tháng nữa, có thể tới một năm và dường như không thể ngăn chặn được sự lây lan nhanh chóng này do người mang mầm bệnh tả phải mất vài ngày mới phát bệnh và trong thời gian đó họ có thể đi tới bất cứ nơi đâu.
Điều phối viên Fisher cho biết các nhân viên của Liên hợp quốc và các tổ chức cứu trợ cần tăng tốc hơn nữa trong công tác đối phó với dịch tả tại Haiti, đặc biệt là triển khai phân phối thuốc chlorine làm sạch nước và tăng các trung tâm điều trị bệnh.
Diễn tiến phức tạp của dịch tả cũng đang ảnh hưởng tiêu cực tới kế hoạch bầu cử tổng thống tại Haiti vào ngày 27/11 tới. Ít nhất đã có hai người thiệt mạng trong các vụ biểu tình phản đối chính phủ xử lý dịch tả biến thành bạo lực./.
(TTXVN/Vietnam+)