Sáng 12/4, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Đại học Stockholm-Thụy Điển phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đồng tổ chức Diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Với chủ đề "Duy trì dịch vụ hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long," diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ Dự án "Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và công tác quy hoạch bảo tồn đa đang sinh học tại Việt Nam" do tổ chức SIDA tài trợ, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới sử dụng nguồn vốn đối ứng và huy động một số dự án có liên quan.
Tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ kết quả nghiên cứu chế độ thủy văn và vận chuyển trầm tích của sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long, xác định các dịch vụ hệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của chúng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, các công cụ và phương pháp tiếp cận để quản lý dịch vụ hệ sinh thái.
Các đại biểu quan tâm đến các vấn đề xuyên biên giới ở lưu vực sông Mekong, thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dịch vụ hệ sinh thái và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái.
Kết quả thảo luận tại diễn đàn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và các nhà quản lý về lợi ích mà hệ sinh thái tự nhiên mang lại cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tầm quan trọng của việc duy trì dịch vụ hệ sinh thái trong thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển bền vững ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Với chủ đề "Duy trì dịch vụ hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long," diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ Dự án "Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và công tác quy hoạch bảo tồn đa đang sinh học tại Việt Nam" do tổ chức SIDA tài trợ, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới sử dụng nguồn vốn đối ứng và huy động một số dự án có liên quan.
Tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ kết quả nghiên cứu chế độ thủy văn và vận chuyển trầm tích của sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long, xác định các dịch vụ hệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của chúng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, các công cụ và phương pháp tiếp cận để quản lý dịch vụ hệ sinh thái.
Các đại biểu quan tâm đến các vấn đề xuyên biên giới ở lưu vực sông Mekong, thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dịch vụ hệ sinh thái và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái.
Kết quả thảo luận tại diễn đàn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và các nhà quản lý về lợi ích mà hệ sinh thái tự nhiên mang lại cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tầm quan trọng của việc duy trì dịch vụ hệ sinh thái trong thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển bền vững ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Kim Há (TTXVN)