Sau 35 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Ea M’Droh, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk là xã vùng sâu căn cứ cách mạng, với mật danh H5 trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nay đã khởi sắc tạo nên một bức tranh sinh động giữa đại ngàn Tây Nguyên.
.
Ea M’Droh trước năm 1975 bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, bom đạn Mỹ, ngụy cày đi xới lại nhiều lần, nhưng đồng bào các dân tộc vẫn một lòng kiên trung theo Đảng, theo cách mạng. Đồng bào bám buôn làng sản xuất hạt lúa, bắp ngô, củ sắn (củ mỳ) để nuôi quân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, tỉnh, huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để khai hoang xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, hướng dẫn, tạo điều kiện đồng bào định canh định cư, phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống.
Từ chỗ mỗi năm chỉ biết sản xuất một vụ lúa rẫy, ăn nước trời, được chăng hay chớ, thậm chí có năm thời tiết nắng hạn là xem như trắng tay. Thế nhưng, nay 1.485 hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở Ea M’Droh đã có hơn 240ha lúa nước, mỗi năm sản xuất hai vụ lúa ăn chắc và gần 1.240ha đất gieo trồng màu, chủ yếu là ngô lai, đậu các loại.
Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây, đồng bào các dân tộc Ea M’Droh đã chuyển phần lớn diện tích đất rẫy gieo trồng cây lúa cạn, năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như càphê, hồ tiêu, cao su và điều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nhờ vậy, hiện nay, Ea M’Droh đã có trên 2.18 ha càphê và hàng trăm ha tiêu, cao su, điều, mỗi năm cho thu hoạch hàng chục ngàn tấn nông sản các loại.
Tỉnh và huyện cũng đã mở các lớp khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn hướng dẫn bà con nông dân các dân tộc quy trình sản xuất, thâm canh lúa màu, các loại cây công nghiệp dài ngày từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân...để đạt năng suất lúa nước gần năm tấn thóc/ha/vụ, cây càphê đạt gần 2,5 tấn nhân/ha.
Đối với cây càphê để đạt năng suất, sản lượng cao, cán bộ khuyến nông, các nông trường, bà con người Kinh sinh sống gần các cụm dân cư của đồng bào dân tộc Êđê thường xuyên hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt cành, tỉa nhánh, tạo bồn, xác định lịch tưới nước đến thu hoạch, sơ chế càphê...
Đến nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ở xã vùng sâu Ea M’Droh không những thực hiện khá thành thạo các quy trình kỹ thuật thâm canh cây càphê, hồ tiêu...mà còn biết trồng cây che bóng, cây chắn gió trong vườn càphê để tạo điều kiện phát triển càphê bền vững.
Hàng trăm hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở Ea M’Droh mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ phát triển càphê, tiêu, cao su, điều nên cái đói, cái nghèo dần lùi xa.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Y Gam Niê Kdăm hồ hởi khoe số hộ gia đình ở xã Ea M’Droh có của ăn của để tăng lên nhanh chóng, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 250 hộ, không còn hộ đói, nhiều nhà xây mới được mọc lên.
Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, đồng bào tự nguyện hiến đất, xã đã làm mới hơn 20km đường giao thông nông thôn, trong đó có 10km đường nhựa. Dự án nhựa hóa sáu km đường xương cá cho các buôn của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã được phê duyệt và triển khai thi công ngay trong năm nay.
Nếu như năm 2008, xã chỉ mới có hai buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điện, nay đã có 100% số thôn, buôn đồng bào có điện lưới quốc gia phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc. Ốm đau đồng bào không còn phải cúng “Yàng,” nhờ thầy mo, mà đến trạm y tế xã để được các y, bác sĩ khám, điều trị.
Xã đã có bốn trường học, trong đó có một trường mẫu giáo, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở thu hút hầu hết các cháu trong độ tuổi đến trường.
Tuy nhiên, cuộc sống và sản xuất ở Ea M’Droh hiện vẫn còn không ít khó khăn do thiếu vốn sản xuất, giá nông sản hàng hóa ngày một giảm trong khi giá vật tư phân bón, xăng dầu lại tăng cao.
.
Ea M’Droh trước năm 1975 bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, bom đạn Mỹ, ngụy cày đi xới lại nhiều lần, nhưng đồng bào các dân tộc vẫn một lòng kiên trung theo Đảng, theo cách mạng. Đồng bào bám buôn làng sản xuất hạt lúa, bắp ngô, củ sắn (củ mỳ) để nuôi quân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, tỉnh, huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để khai hoang xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, hướng dẫn, tạo điều kiện đồng bào định canh định cư, phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống.
Từ chỗ mỗi năm chỉ biết sản xuất một vụ lúa rẫy, ăn nước trời, được chăng hay chớ, thậm chí có năm thời tiết nắng hạn là xem như trắng tay. Thế nhưng, nay 1.485 hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở Ea M’Droh đã có hơn 240ha lúa nước, mỗi năm sản xuất hai vụ lúa ăn chắc và gần 1.240ha đất gieo trồng màu, chủ yếu là ngô lai, đậu các loại.
Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây, đồng bào các dân tộc Ea M’Droh đã chuyển phần lớn diện tích đất rẫy gieo trồng cây lúa cạn, năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như càphê, hồ tiêu, cao su và điều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nhờ vậy, hiện nay, Ea M’Droh đã có trên 2.18 ha càphê và hàng trăm ha tiêu, cao su, điều, mỗi năm cho thu hoạch hàng chục ngàn tấn nông sản các loại.
Tỉnh và huyện cũng đã mở các lớp khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn hướng dẫn bà con nông dân các dân tộc quy trình sản xuất, thâm canh lúa màu, các loại cây công nghiệp dài ngày từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân...để đạt năng suất lúa nước gần năm tấn thóc/ha/vụ, cây càphê đạt gần 2,5 tấn nhân/ha.
Đối với cây càphê để đạt năng suất, sản lượng cao, cán bộ khuyến nông, các nông trường, bà con người Kinh sinh sống gần các cụm dân cư của đồng bào dân tộc Êđê thường xuyên hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt cành, tỉa nhánh, tạo bồn, xác định lịch tưới nước đến thu hoạch, sơ chế càphê...
Đến nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ở xã vùng sâu Ea M’Droh không những thực hiện khá thành thạo các quy trình kỹ thuật thâm canh cây càphê, hồ tiêu...mà còn biết trồng cây che bóng, cây chắn gió trong vườn càphê để tạo điều kiện phát triển càphê bền vững.
Hàng trăm hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở Ea M’Droh mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ phát triển càphê, tiêu, cao su, điều nên cái đói, cái nghèo dần lùi xa.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Y Gam Niê Kdăm hồ hởi khoe số hộ gia đình ở xã Ea M’Droh có của ăn của để tăng lên nhanh chóng, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 250 hộ, không còn hộ đói, nhiều nhà xây mới được mọc lên.
Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, đồng bào tự nguyện hiến đất, xã đã làm mới hơn 20km đường giao thông nông thôn, trong đó có 10km đường nhựa. Dự án nhựa hóa sáu km đường xương cá cho các buôn của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã được phê duyệt và triển khai thi công ngay trong năm nay.
Nếu như năm 2008, xã chỉ mới có hai buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điện, nay đã có 100% số thôn, buôn đồng bào có điện lưới quốc gia phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc. Ốm đau đồng bào không còn phải cúng “Yàng,” nhờ thầy mo, mà đến trạm y tế xã để được các y, bác sĩ khám, điều trị.
Xã đã có bốn trường học, trong đó có một trường mẫu giáo, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở thu hút hầu hết các cháu trong độ tuổi đến trường.
Tuy nhiên, cuộc sống và sản xuất ở Ea M’Droh hiện vẫn còn không ít khó khăn do thiếu vốn sản xuất, giá nông sản hàng hóa ngày một giảm trong khi giá vật tư phân bón, xăng dầu lại tăng cao.
Bởi vậy, để tạo điều kiện cải thiện hơn nữa cuộc sống của đồng bào nơi đây, rất cần thiết tăng cường nguồn kinh phí đầu tư, có chính sách bảo hiểm giá nông sản..../.
Quang Huy (Vietnam+)