"Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân phối-bán lẻ và chính sách phát triển thị trường phân phối-bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" là nội dung hội thảo do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) phối hợp với Chương trình hỗ trợ hậu WTO tổ chức sáng 12/12, tại Hà Nội.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR cho biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn về mặt bằng, vốn, lãi suất cao, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài. Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; phân tán, manh mún, hiệu suất thấp; chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 20% trên cả nước.
Doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang yếu về nhiều mặt như tính chuyên nghiệp thấp, thiếu chiến lược dài hạn; năng lực tài chính yếu, logistics cùng chuỗi cung ứng kém hiệu quả. Đặc biệt, những yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực quản trị doanh nghiệp, sự hợp tác trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước thiếu yếu tố bền vững… đang là lực cản lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng tới đây, trong vòng 2-3 năm nữa, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Vì vậy, ngành bán lẻ Việt Nam nên theo xu hướng của thế giới là sáp nhập, tạo nên những doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam muốn phát triển mạnh cũng rất khó khăn do vốn ít, thiếu kinh nghiệm. Để mở một hệ thống cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp phải chịu lỗ trong năm năm đầu với số lỗ khoảng 400-500 tỷ đồng. Do đó, các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có đối tác nước ngoài và có thể nắm thế chủ đạo nên linh hoạt, mạnh dạn liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Các cơ quan chức năng cũng cần cởi mở, linh hoạt trong chính sách cho thành lập doanh nghiệp liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam chiếm 51% vốn.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Bộ đang triển khai hàng loạt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ như phê duyệt mạng lưới quy hoạch phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên toàn quốc; hỗ trợ đào tạo các hộ kinh doanh đổi mới phương thức kinh doanh; nâng cao vai trò của Sở Công Thương địa phương trong việc cấp phép xây dựng các trung tâm thương mại, ưu tiên phát triển các siêu thị lớn.
Hiện Vụ Thị trường Trong nước cũng đang chủ trì xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Cùng đó, sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng kênh phân phối hiệu quả cho nền kinh tế, xây dựng văn minh thương mại hiện đại, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người tiêu dùng./.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR cho biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn về mặt bằng, vốn, lãi suất cao, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài. Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; phân tán, manh mún, hiệu suất thấp; chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 20% trên cả nước.
Doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang yếu về nhiều mặt như tính chuyên nghiệp thấp, thiếu chiến lược dài hạn; năng lực tài chính yếu, logistics cùng chuỗi cung ứng kém hiệu quả. Đặc biệt, những yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực quản trị doanh nghiệp, sự hợp tác trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước thiếu yếu tố bền vững… đang là lực cản lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng tới đây, trong vòng 2-3 năm nữa, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Vì vậy, ngành bán lẻ Việt Nam nên theo xu hướng của thế giới là sáp nhập, tạo nên những doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam muốn phát triển mạnh cũng rất khó khăn do vốn ít, thiếu kinh nghiệm. Để mở một hệ thống cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp phải chịu lỗ trong năm năm đầu với số lỗ khoảng 400-500 tỷ đồng. Do đó, các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp có đối tác nước ngoài và có thể nắm thế chủ đạo nên linh hoạt, mạnh dạn liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Các cơ quan chức năng cũng cần cởi mở, linh hoạt trong chính sách cho thành lập doanh nghiệp liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam chiếm 51% vốn.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Bộ đang triển khai hàng loạt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ như phê duyệt mạng lưới quy hoạch phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên toàn quốc; hỗ trợ đào tạo các hộ kinh doanh đổi mới phương thức kinh doanh; nâng cao vai trò của Sở Công Thương địa phương trong việc cấp phép xây dựng các trung tâm thương mại, ưu tiên phát triển các siêu thị lớn.
Hiện Vụ Thị trường Trong nước cũng đang chủ trì xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Cùng đó, sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng kênh phân phối hiệu quả cho nền kinh tế, xây dựng văn minh thương mại hiện đại, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người tiêu dùng./.
Uyên Hương (TTXVN)