Tại buổi Giao ban xuất khẩu 8 tháng năm 2010 do Bộ Công thương tổ chức, ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, nhiều hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ứ đọng tại cảng là do bị các chủ tàu nước ngoài ép giá.
Theo ông Sơn, hiện các doanh nghiệp phải chịu những mức phí bất hợp lý do các chủ tàu nước ngoài đưa ra, theo đó mỗi container 20 fit phải đóng thêm 50 USD và 40 fit là 100 USD đã gây ra nhiều bức xúc cho các các doanh nghiệp trong nước.
“Trước đây chủ tàu đã gây những sức ép rất lớn rồi, giờ lại thêm những chi phí này,” ông Sơn nói.
Phí THC là các chi phí trên bờ tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đối với hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng container do hãng tàu trả.
Bình thường, khi tàu vào cảng, hãng tàu sẽ trả toàn bộ chi phí cho cảng: các phí trên và cả chi phí thuê cầu cảng để tàu vào. Đối với chủ hàng và hãng tàu thì hai bên chỉ làm việc với nhau về cước phí vận tải và ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, việc đưa ra mức phí tại cảng là một hình thức áp đặt vô lý của các chủ tàu nước ngoài.
Bà Nga giải thích, thông lệ ở các nước có phí THC là do việc xuất nhập khẩu của họ ngược với Việt Nam. Trong khi Việt Nam nhập CIF và bán FOB thì họ làm ngược lại bởi họ là người nắm quyền thuê tàu nên họ mới thỏa thuận được phí THC đó.
“Còn phía Việt Nam chỉ nhập CIF và bán FOB rồi thì không phải là người đi thuê tàu nên không phải trả phí THC nữa.” bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga cho rằng, dù các cơ quan chức năng đã kêu gọi các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo trong việc đàm phán các hợp đồng mua bán để phân định rõ trách nhiệm đóng phí của mỗi bên, nhưng hầu như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này.
Còn phí tắc ngẽn, bà Nga cũng cho biết ở các nước đều loại phí này do việc giải tỏa hàng tại các cảng thường bị chậm và ứ đọng.
“Nhưng đây là thỏa thuận không bắt buộc và do các hãng tàu đưa ra để đánh thuế nên các doanh nghiệp có quyền phản đối.”
Dưới góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng khẳng định, việc đưa ra các mức phí trên phản ánh thế độc quyền của các hãng vận tải, do vậy cần phải có sự vào cuộc của Hiệp hội chủ hàng Việt Nam và Cục hàng hải Việt Nam.
Để làm được điều này, cần phải đưa ra tiếng nói chung giữa các Hiệp hội và thành viên trong hiệp hội nhằm đối thoại với các chủ tàu không áp đặt các khoản phí bất hợp lý tại lãnh thổ Việt Nam, qua đó đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu./.
Theo ông Sơn, hiện các doanh nghiệp phải chịu những mức phí bất hợp lý do các chủ tàu nước ngoài đưa ra, theo đó mỗi container 20 fit phải đóng thêm 50 USD và 40 fit là 100 USD đã gây ra nhiều bức xúc cho các các doanh nghiệp trong nước.
“Trước đây chủ tàu đã gây những sức ép rất lớn rồi, giờ lại thêm những chi phí này,” ông Sơn nói.
Phí THC là các chi phí trên bờ tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đối với hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng container do hãng tàu trả.
Bình thường, khi tàu vào cảng, hãng tàu sẽ trả toàn bộ chi phí cho cảng: các phí trên và cả chi phí thuê cầu cảng để tàu vào. Đối với chủ hàng và hãng tàu thì hai bên chỉ làm việc với nhau về cước phí vận tải và ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, việc đưa ra mức phí tại cảng là một hình thức áp đặt vô lý của các chủ tàu nước ngoài.
Bà Nga giải thích, thông lệ ở các nước có phí THC là do việc xuất nhập khẩu của họ ngược với Việt Nam. Trong khi Việt Nam nhập CIF và bán FOB thì họ làm ngược lại bởi họ là người nắm quyền thuê tàu nên họ mới thỏa thuận được phí THC đó.
“Còn phía Việt Nam chỉ nhập CIF và bán FOB rồi thì không phải là người đi thuê tàu nên không phải trả phí THC nữa.” bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga cho rằng, dù các cơ quan chức năng đã kêu gọi các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo trong việc đàm phán các hợp đồng mua bán để phân định rõ trách nhiệm đóng phí của mỗi bên, nhưng hầu như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này.
Còn phí tắc ngẽn, bà Nga cũng cho biết ở các nước đều loại phí này do việc giải tỏa hàng tại các cảng thường bị chậm và ứ đọng.
“Nhưng đây là thỏa thuận không bắt buộc và do các hãng tàu đưa ra để đánh thuế nên các doanh nghiệp có quyền phản đối.”
Dưới góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng khẳng định, việc đưa ra các mức phí trên phản ánh thế độc quyền của các hãng vận tải, do vậy cần phải có sự vào cuộc của Hiệp hội chủ hàng Việt Nam và Cục hàng hải Việt Nam.
Để làm được điều này, cần phải đưa ra tiếng nói chung giữa các Hiệp hội và thành viên trong hiệp hội nhằm đối thoại với các chủ tàu không áp đặt các khoản phí bất hợp lý tại lãnh thổ Việt Nam, qua đó đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu./.
Đức Duy (Vietnam+)