Ba công ty viễn thông hàng đầu của Hungary gồm Magyar Telekom, Telenor và Vodafone ngày 14/5 đã phản đối đề xuất thuế mới và yêu cầu chính phủ nước này xem xét lại kế hoạch giảm cái gọi là thuế "khủng hoảng."
Trong một tuyên bố chung, ba công ty trên cho biết đã họ đã bị sốc khi nhận được thông tin chính phủ sửa đổi thuế đánh vào các cuộc gọi điện thoại.
Theo kế hoạch ban đầu, thuế cuộc gọi điện thoại sẽ được thu từ khách hàng căn cứ vào số phút đàm thoại, nhưng trong dự luật mới, thuế lại được đánh trực tiếp vào các công ty viễn thông.
Hồi năm 2010, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đưa ra một loạt sắc thuế mới được gọi là thuế "khủng hoảng," đánh vào lĩnh vực bán lẻ, năng lượng, các công ty tài chính và viễn thông.
Năm ngoái, Uỷ ban châu Âu (EC) cho rằng các sắc thuế mới của Hungary đã vi phạm những quy tắc của EU, vì thu nhập từ các sắc thuế này sẽ được nộp vào ngân sách trung ương và không đáp ứng chi phí riêng để điều phối ngành.
Dưới sức ép từ Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Hungary đã đồng ý xóa bỏ những sắc thuế trên vào năm 2014, thậm chí khi chính phủ nước này phải áp dụng thêm các biện pháp khắc khổ để giảm thâm hụt ngân sách xuống mức trần 3% GDP theo quy định của EU.
Trong một vài tuần tới, các nhà lập pháp Hungary sẽ tiến hành thảo luận các biện pháp thuế mới này, bao gồm thuế giao dịch tài chính, và dự kiến thông qua dự luật trên trong vòng 1 tháng nữa./.
Trong một tuyên bố chung, ba công ty trên cho biết đã họ đã bị sốc khi nhận được thông tin chính phủ sửa đổi thuế đánh vào các cuộc gọi điện thoại.
Theo kế hoạch ban đầu, thuế cuộc gọi điện thoại sẽ được thu từ khách hàng căn cứ vào số phút đàm thoại, nhưng trong dự luật mới, thuế lại được đánh trực tiếp vào các công ty viễn thông.
Hồi năm 2010, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đưa ra một loạt sắc thuế mới được gọi là thuế "khủng hoảng," đánh vào lĩnh vực bán lẻ, năng lượng, các công ty tài chính và viễn thông.
Năm ngoái, Uỷ ban châu Âu (EC) cho rằng các sắc thuế mới của Hungary đã vi phạm những quy tắc của EU, vì thu nhập từ các sắc thuế này sẽ được nộp vào ngân sách trung ương và không đáp ứng chi phí riêng để điều phối ngành.
Dưới sức ép từ Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Hungary đã đồng ý xóa bỏ những sắc thuế trên vào năm 2014, thậm chí khi chính phủ nước này phải áp dụng thêm các biện pháp khắc khổ để giảm thâm hụt ngân sách xuống mức trần 3% GDP theo quy định của EU.
Trong một vài tuần tới, các nhà lập pháp Hungary sẽ tiến hành thảo luận các biện pháp thuế mới này, bao gồm thuế giao dịch tài chính, và dự kiến thông qua dự luật trên trong vòng 1 tháng nữa./.
(TTXVN)