Các quy định mới của Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) sẽ được Cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm Mỹ (FDA) đưa vào áp dụng từ nay đến đầu năm 2016.
Các quy định mới được thực hiện theo bốn nguyên tắc gồm ngăn ngừa, tăng cường kiểm tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cường quan hệ đối tác.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Ôn Thị Bích Lệ, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty Vina Commodities, doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy hải sản, về những điểm mới của luật này và những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.
- Là doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản vào thị trường Mỹ, xin bà cho biết những điểm mới của Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA mà các doanh nghiệp cần chú ý khi xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, dược phẩm vào thị trường này?
Bà Ôn Thị Bích Lệ: Lâu nay, việc ghi thông tin trên nhãn sai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa khi vào Mỹ bị giữ lại ở cảng cửa khẩu. Các quy định mới trong Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm cho hàng hóa đòi hỏi chi tiết hơn, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trên mỗi sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ kể từ cách thức ghi nhãn.
Ngoài một số yêu cầu chung phải đáp ứng đầy đủ như tên loại sản phẩm, trọng lượng, thành phần nguyên liệu, tùy theo từng mặt hàng mà Luật Hiện đại an toàn thực phẩm còn có quy định riêng. Cụ thể, ngôn ngữ ghi trên nhãn sản phẩm phải dùng song ngữ, trong đó tiếng Anh là bắt buộc và phải chú ý khâu dịch thuật cần chuẩn xác.
Trước kia, tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngoài tiêu chuẩn chung của thị trường, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu hàng hóa đảm bảo đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn chứng nhận khác do bên thứ ba cấp. Việc đáp ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm so với hàng hóa cùng loại của nhà cung cấp khác.
Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm không yêu cầu FDA thanh tra các cơ sở nhưng sẽ làm gia tăng việc thanh tra và yêu cầu các cơ sở phải đồng ý với việc thanh tra đó theo yêu cầu của FDA. Một công ty có thể phải trả chi phí cho bất kỳ việc thanh tra lại nào.
Cơ sở thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ được FDA yêu cầu phải lên kế hoạch bằng văn bản cho việc phân tích mối nguy, kiểm soát phòng ngừa và các biện pháp khắc phục để cập nhật theo mỗi thay đổi trong hoạt động ba năm một lần. Những hồ sơ này phải luôn sẵn sàng cho việc thanh tra của FDA. Các doanh nghiệp nhỏ có thể được miễn hoặc ít nghiêm ngặt hơn trong việc thực hiện các yêu cầu này. Mỗi doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu ít hơn 500.000 USD/năm.
Để hàng hóa thực phẩm, dược phẩm và đồ uống của Việt Nam có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu vào Mỹ, các nhà nhập khẩu được yêu cầu thiết lập các chương trình để xác nhận sự an toàn của tất cả các chuyến hàng nhập vào Mỹ bằng các chứng nhận an toàn cho mỗi chuyến hàng. Quy định chỉ định những yêu cầu này đã chính thức được thi hành vào ngày 4/1/2012. FDA có thể thiết lập một chương trình các nhà nhập khẩu đủ tiêu chuẩn, giảm bớt yêu cầu đối với một số nhà nhập khẩu vào ngày 4/7/2012.
Bắt đầu từ năm nay, mỗi cơ sở thực phẩm phải đăng ký lại với FDA hai năm một lần. Việc đăng ký lại sẽ được yêu cầu phải thực hiện trong quý IV hàng năm và vào năm chẵn. Cơ sở đặt bên ngoài Mỹ sẽ tiếp tục được yêu cầu phải chỉ định một đại diện tại Mỹ để FDA liên lạc theo Luật Chống khủng bố năm 2002.
Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm cho phép FDA có quyền nghi ngờ một cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký nếu FDA cho rằng cơ sở sản xuất, chế biến đóng gói nhận hoặc lưu giữ hàng bởi cơ sở đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tử vong cho con người hoặc động vật. Luật cũng cho phép FDA có quyền hạn ra lệnh chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu các công ty thu hồi thực phẩm nhiễm khuẩn.
- Vậy những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ trước khi Luật này có hiệu lực là gì?
Bà Ôn Thị Bích Lệ: Trước khi Luật có hiệu lực, chúng tôi có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa hơn. Đó là công ty chúng tôi chỉ việc đăng ký với FDA một lần chứ không phải đăng ký theo định kỳ 2 năm một lần như hiện nay và thường các doanh nghiệp hay quên vấn đề này.
Thứ hai, khi hàng hóa vào cảng chỉ cần đầy đủ chứng từ và có sự kiểm tra hàng của phía hải quan là có thể thông quan được nhưng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng vì nếu như bị truy suất về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị buộc phải dừng tiêu thụ và khi đó để đợi đến khi hoàn thành thủ tục sẽ mất khá nhiều thời gian dẫn đến hàng hóa dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra, trước kia, tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu thì ngoài tiêu chuẩn chung của thị trường, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu đảm bảo hàng hóa đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn chứng nhận khác do bên thứ ba cấp nhưng nay FDA không công nhận kết quả của những đơn vị chứng nhận này.
Đối với tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), FDA không yêu cầu bắt buộc nhưng từ tháng 7/2012, các sản phẩm hàng hóa xuất vào Mỹ sẽ phải đáp ứng quy trình sản xuất đạt chuẩn HACCP. Hiện tại, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn này trên hai sản phẩm là hải sản và đồ uống.
Đến đầu năm 2013, Mỹ sẽ đưa vào áp dụng thêm quy định tiêu chuẩn an toàn sản xuất bắt buộc (CGMP). Tới đây, FDA sẽ tiến tới công nhận kết quả của các đơn vị chứng nhận bên thứ ba.
- Vậy, công ty đã có những biện pháp nào để tránh rủi ro khi Luật này có hiệu lực?
Bà Ôn thị Bích Lệ: Trước khi công ty có đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, chúng tôi phải tìm hiểu kỹ những quy trình thủ tục xuất khẩu sang Mỹ cần phải làm gì và những công đoạn nào để tránh những rủi ro khi chuyển hàng tới nhà nhập khẩu.
Về phía doanh nghiệp, chúng tôi phải đã xây dựng những dây chuyền tự động để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này. Tức là đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có những chứng chỉ cũng như dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng các yêu cầu bạn hàng.
Hiện nay, ngoài những mặt hàng nông sản khác, mặt hàng nhân điều đang được chúng tôi xuất khẩu đến 25 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Đây là thị trường rất tiềm năng và chúng tôi đã xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm hơn 100 tấn điều.
Tuy nhiên, khó khăn vướng mắc lớn nhất khi Luật này có hiệu lực là phải đăng ký với FDA, và khi đăng ký với cơ quan này họ phải có một thời gian thẩm định lại xem nhà máy có đảm bảo được điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì mới cấp mã hàng để thực hiện việc xuất khẩu mặt hàng công ty yêu cầu./.
Các quy định mới được thực hiện theo bốn nguyên tắc gồm ngăn ngừa, tăng cường kiểm tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cường quan hệ đối tác.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Ôn Thị Bích Lệ, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty Vina Commodities, doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy hải sản, về những điểm mới của luật này và những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.
- Là doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản vào thị trường Mỹ, xin bà cho biết những điểm mới của Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA mà các doanh nghiệp cần chú ý khi xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, dược phẩm vào thị trường này?
Bà Ôn Thị Bích Lệ: Lâu nay, việc ghi thông tin trên nhãn sai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng hóa khi vào Mỹ bị giữ lại ở cảng cửa khẩu. Các quy định mới trong Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm cho hàng hóa đòi hỏi chi tiết hơn, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trên mỗi sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ kể từ cách thức ghi nhãn.
Ngoài một số yêu cầu chung phải đáp ứng đầy đủ như tên loại sản phẩm, trọng lượng, thành phần nguyên liệu, tùy theo từng mặt hàng mà Luật Hiện đại an toàn thực phẩm còn có quy định riêng. Cụ thể, ngôn ngữ ghi trên nhãn sản phẩm phải dùng song ngữ, trong đó tiếng Anh là bắt buộc và phải chú ý khâu dịch thuật cần chuẩn xác.
Trước kia, tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngoài tiêu chuẩn chung của thị trường, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu hàng hóa đảm bảo đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn chứng nhận khác do bên thứ ba cấp. Việc đáp ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm so với hàng hóa cùng loại của nhà cung cấp khác.
Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm không yêu cầu FDA thanh tra các cơ sở nhưng sẽ làm gia tăng việc thanh tra và yêu cầu các cơ sở phải đồng ý với việc thanh tra đó theo yêu cầu của FDA. Một công ty có thể phải trả chi phí cho bất kỳ việc thanh tra lại nào.
Cơ sở thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ được FDA yêu cầu phải lên kế hoạch bằng văn bản cho việc phân tích mối nguy, kiểm soát phòng ngừa và các biện pháp khắc phục để cập nhật theo mỗi thay đổi trong hoạt động ba năm một lần. Những hồ sơ này phải luôn sẵn sàng cho việc thanh tra của FDA. Các doanh nghiệp nhỏ có thể được miễn hoặc ít nghiêm ngặt hơn trong việc thực hiện các yêu cầu này. Mỗi doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu ít hơn 500.000 USD/năm.
Để hàng hóa thực phẩm, dược phẩm và đồ uống của Việt Nam có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu vào Mỹ, các nhà nhập khẩu được yêu cầu thiết lập các chương trình để xác nhận sự an toàn của tất cả các chuyến hàng nhập vào Mỹ bằng các chứng nhận an toàn cho mỗi chuyến hàng. Quy định chỉ định những yêu cầu này đã chính thức được thi hành vào ngày 4/1/2012. FDA có thể thiết lập một chương trình các nhà nhập khẩu đủ tiêu chuẩn, giảm bớt yêu cầu đối với một số nhà nhập khẩu vào ngày 4/7/2012.
Bắt đầu từ năm nay, mỗi cơ sở thực phẩm phải đăng ký lại với FDA hai năm một lần. Việc đăng ký lại sẽ được yêu cầu phải thực hiện trong quý IV hàng năm và vào năm chẵn. Cơ sở đặt bên ngoài Mỹ sẽ tiếp tục được yêu cầu phải chỉ định một đại diện tại Mỹ để FDA liên lạc theo Luật Chống khủng bố năm 2002.
Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm cho phép FDA có quyền nghi ngờ một cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký nếu FDA cho rằng cơ sở sản xuất, chế biến đóng gói nhận hoặc lưu giữ hàng bởi cơ sở đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tử vong cho con người hoặc động vật. Luật cũng cho phép FDA có quyền hạn ra lệnh chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu các công ty thu hồi thực phẩm nhiễm khuẩn.
- Vậy những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ trước khi Luật này có hiệu lực là gì?
Bà Ôn Thị Bích Lệ: Trước khi Luật có hiệu lực, chúng tôi có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa hơn. Đó là công ty chúng tôi chỉ việc đăng ký với FDA một lần chứ không phải đăng ký theo định kỳ 2 năm một lần như hiện nay và thường các doanh nghiệp hay quên vấn đề này.
Thứ hai, khi hàng hóa vào cảng chỉ cần đầy đủ chứng từ và có sự kiểm tra hàng của phía hải quan là có thể thông quan được nhưng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng vì nếu như bị truy suất về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị buộc phải dừng tiêu thụ và khi đó để đợi đến khi hoàn thành thủ tục sẽ mất khá nhiều thời gian dẫn đến hàng hóa dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra, trước kia, tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu thì ngoài tiêu chuẩn chung của thị trường, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu đảm bảo hàng hóa đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn chứng nhận khác do bên thứ ba cấp nhưng nay FDA không công nhận kết quả của những đơn vị chứng nhận này.
Đối với tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), FDA không yêu cầu bắt buộc nhưng từ tháng 7/2012, các sản phẩm hàng hóa xuất vào Mỹ sẽ phải đáp ứng quy trình sản xuất đạt chuẩn HACCP. Hiện tại, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn này trên hai sản phẩm là hải sản và đồ uống.
Đến đầu năm 2013, Mỹ sẽ đưa vào áp dụng thêm quy định tiêu chuẩn an toàn sản xuất bắt buộc (CGMP). Tới đây, FDA sẽ tiến tới công nhận kết quả của các đơn vị chứng nhận bên thứ ba.
- Vậy, công ty đã có những biện pháp nào để tránh rủi ro khi Luật này có hiệu lực?
Bà Ôn thị Bích Lệ: Trước khi công ty có đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, chúng tôi phải tìm hiểu kỹ những quy trình thủ tục xuất khẩu sang Mỹ cần phải làm gì và những công đoạn nào để tránh những rủi ro khi chuyển hàng tới nhà nhập khẩu.
Về phía doanh nghiệp, chúng tôi phải đã xây dựng những dây chuyền tự động để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này. Tức là đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có những chứng chỉ cũng như dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng các yêu cầu bạn hàng.
Hiện nay, ngoài những mặt hàng nông sản khác, mặt hàng nhân điều đang được chúng tôi xuất khẩu đến 25 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Đây là thị trường rất tiềm năng và chúng tôi đã xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm hơn 100 tấn điều.
Tuy nhiên, khó khăn vướng mắc lớn nhất khi Luật này có hiệu lực là phải đăng ký với FDA, và khi đăng ký với cơ quan này họ phải có một thời gian thẩm định lại xem nhà máy có đảm bảo được điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay không thì mới cấp mã hàng để thực hiện việc xuất khẩu mặt hàng công ty yêu cầu./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)