Các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thúc đẩy doanh thu bán đồ điện tử tiêu dùng toàn cầu lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD trong năm nay, bất chấp việc người tiêu dùng “kẹt tiền” ở Mỹ và châu Âu giảm bớt chi tiêu vào những thiết bị công nghệ cao.
AP ngày 8/1 dẫn các dự báo của hai hãng nghiên cứu GfK Boutique Research (Anh) và Consumer Electronics Association (Mỹ) cho biết thế giới đang phát triển sẽ chiếm tới 46% doanh thu đồ điện tử toàn cầu trong năm nay, tăng từ 37% so với 4 năm trước.
Các hãng này đưa ra dự báo của họ trước thềm Triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế (CES), một sự kiện công nghệ quan trọng khai mạc ngày 10/1 tại Las Vegas, Mỹ.
Hai hãng trên dự báo doanh thu hàng điện tử toàn cầu năm 2012 sẽ đạt 1.038 tỷ USD, tăng 5% so với năm ngoái, so với mức tăng 8% từ năm 2010 đến 2011.
Người tiêu dùng ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác ở châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu ngày càng chuộng những mặt hàng công nghệ cao vì họ đang dần làm quen với phong cách sống của giới trung lưu.
Trong khi đó, doanh số bán đồ điện tử ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đang chững lại, không thể chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong chi tiêu tiêu dùng.
Ông Steve Bambridge, giám đốc nghiên cứu của GfK, đánh giá smartphone và máy tính bảng sẽ vẫn là những mặt hàng hot và sẽ “ngốn” chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay./.
AP ngày 8/1 dẫn các dự báo của hai hãng nghiên cứu GfK Boutique Research (Anh) và Consumer Electronics Association (Mỹ) cho biết thế giới đang phát triển sẽ chiếm tới 46% doanh thu đồ điện tử toàn cầu trong năm nay, tăng từ 37% so với 4 năm trước.
Các hãng này đưa ra dự báo của họ trước thềm Triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế (CES), một sự kiện công nghệ quan trọng khai mạc ngày 10/1 tại Las Vegas, Mỹ.
Hai hãng trên dự báo doanh thu hàng điện tử toàn cầu năm 2012 sẽ đạt 1.038 tỷ USD, tăng 5% so với năm ngoái, so với mức tăng 8% từ năm 2010 đến 2011.
Người tiêu dùng ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác ở châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu ngày càng chuộng những mặt hàng công nghệ cao vì họ đang dần làm quen với phong cách sống của giới trung lưu.
Trong khi đó, doanh số bán đồ điện tử ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đang chững lại, không thể chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong chi tiêu tiêu dùng.
Ông Steve Bambridge, giám đốc nghiên cứu của GfK, đánh giá smartphone và máy tính bảng sẽ vẫn là những mặt hàng hot và sẽ “ngốn” chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay./.
Huy Lê (Vietnam+)