Doanh số máy tính cá nhân toàn cầu đã tăng mạnh hơn dự kiến trong ba tháng đầu năm nhưng đà tăng trưởng chậm tại thị trường đang bùng nổ Trung Quốc đã làm giảm bớt sự lạc quan về những số liệu được công bố ngày 11/4.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, các hãng sản xuất máy tính cá nhân đã xuất xưởng 89 triệu chiếc trên toàn cầu trong quý 1 năm nay, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nhà phân tích chính của Gartner, Mikako Kitagawa, cho rằng các kết quả lại trái ngược nhau tùy vào từng khu vực.
Trong khi khu vực gồm châu Âu, châu Phi và Trung Đông đạt mức tăng trưởng doanh số ấn tượng 6,7%, thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc lại tăng chậm hơn dự báo.
Do đó, ông Kitagawa nhấn mạnh “sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp máy tính không thể phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường mới nổi cho dù tỷ lệ sử dụng máy tính cá nhân ở những khu vực này còn thấp.”
Cũng theo Gartner, doanh số máy tính doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong khi số người mua máy tính phục vụ mục đích sử dụng cá nhân tiếp tục sụt giảm, xuất phát từ việc thắt chặt chi tiêu cá nhân cũng như sự cạnh tranh từ máy tính bảng.
Trong quý vừa qua, Hewlett-Packard tiếp tục là hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu tăng lên 17,2%, tiếp đến là Lenovo nắm giữ 13,1% thị phần sau khi chứng kiến mức tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, Dell và Acer lại bị lép vế với các thị phần tương ứng giảm xuống còn 11% và 10,9%./.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, các hãng sản xuất máy tính cá nhân đã xuất xưởng 89 triệu chiếc trên toàn cầu trong quý 1 năm nay, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nhà phân tích chính của Gartner, Mikako Kitagawa, cho rằng các kết quả lại trái ngược nhau tùy vào từng khu vực.
Trong khi khu vực gồm châu Âu, châu Phi và Trung Đông đạt mức tăng trưởng doanh số ấn tượng 6,7%, thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc lại tăng chậm hơn dự báo.
Do đó, ông Kitagawa nhấn mạnh “sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp máy tính không thể phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường mới nổi cho dù tỷ lệ sử dụng máy tính cá nhân ở những khu vực này còn thấp.”
Cũng theo Gartner, doanh số máy tính doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong khi số người mua máy tính phục vụ mục đích sử dụng cá nhân tiếp tục sụt giảm, xuất phát từ việc thắt chặt chi tiêu cá nhân cũng như sự cạnh tranh từ máy tính bảng.
Trong quý vừa qua, Hewlett-Packard tiếp tục là hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu tăng lên 17,2%, tiếp đến là Lenovo nắm giữ 13,1% thị phần sau khi chứng kiến mức tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, Dell và Acer lại bị lép vế với các thị phần tương ứng giảm xuống còn 11% và 10,9%./.
Huy Lê (Vietnam+)