Các nhạc cụ này bao gồm đàn cò, đàn gáo, đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,trống, mõ... Đây là những nhạc cụ được sử dụng trong các tiết mục đờn ca tài tửvà biểu diễn một số thể loại nhạc cổ truyền dân tộc.
Công trình này xuất phát từ ý tưởng chế tác mô hình các loại nhạc cụtruyền thống có chất liệu từ cây dừa của nhạc sỹ Lê Dân, hội viên Hội Mỹ thuậtViệt Nam, nguyên Tổng Thư kí Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre,vào thời điểm Festival Dừa Bến Tre lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2008.
Nhạc sỹ Lê Dân cho biết: “Ý tưởng ban đầu về các loại nhạc cụ này chủ yếuđể trưng bày, nhưng khi trao đổi với anh Ba Bá (tức ông Võ Văn Bá - một ngườithành thạo trong chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống hàng đầu BếnTre) thì chúng tôi thấy rằng có thể tạo ra những loại nhạc cụ thực sự từ nhữngcây dừa nhiều năm tuổi, có những ưu, nhược điểm riêng so với các loại chất liệutruyền thống.”
Hai nghệ nhân này bắt đầu công trình trên từ tháng 5/2011, sau khi nhạc sỹLê Dân đề xuất ý tưởng này với ông Trần Ngọc Tam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Bến Tre và nhận được sự ủng hộ từ người phụ trách mảng du lịchcủa xứ sở cù lao sông nước này. Bên cạnh đó, công trình này còn nhận được sự ủnghộ lớn từ đội ngũ các nhạc sỹ, nghệ sỹ lão làng của tỉnh.
Từ trước đến nay tại Bến Tre, các loại gỗ truyền thống được sử dụng chếtác nhạc cụ cổ truyền, gồm ngô đồng, quao, gõ, cămxe... Đây đều là những loại gỗquý, ngày càng khó kiếm trong tự nhiên. Tất cả các nhạc cụ được chế tác lần nàyđều sử dụng gỗ và các loại chất liệu khác từ những cây dừa trên 30 tuổi. Một sốnhạc cụ đã được mang ra thử nghiệm và được đánh giá khá tốt, âm thanh lạ và cónhững ưu điểm riêng so với các chất liệu truyền thống.
Sự thành công của công trình này là một sự khai phá mới về công dụng củadừa, loại cây gắn liền với văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Bến Tre.Theo dự đoán, đây sẽ là một trong những nét độc đáo nhất của Festival dừa BếnTre tới đây./.