Tỉnh Đồng Nai vừa sơ kết ba năm thực hiện kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (chương trình “tam nông”) và quyết định 74 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới.
Ba năm qua, tỉnh đã đầu tư nguồn vốn trên 2.583,73 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, chiếm 59% trong tổng vốn đầu tư cho nông thôn. Qua đó, tỉnh đã đầu tư mở mới, nâng cấp sửa chữa được 639km đường giao thông các loại; 258km đường dây trung và hạ thế, 157 trạm biến áp, 573 trụ chiếu sáng; xây mới và nâng cấp sửa chữa 1.504 phòng học, 66 trạm y tế, 49 công trình nhà văn hóa-thể thao xã, hỗ trợ trên 1.800 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, công trình xử lý nước thải chăn nuôi hợp vệ sinh.
Nhờ đầu tư có trọng điểm nên tỉnh đã đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,6%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm. Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm trên 28.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 8,59% đầu năm 2008 xuống còn 2,93% cuối năm 2010.
Bên cạnh đó, qua 2 năm (2009-2010) toàn tỉnh đã tuyển mới và đào tạo nghề cho gần 117.000 người, đạt 100,34% kế hoạch, đưa tỷ lệ lao động nông thôn được qua đào tạo nghề đạt 53%. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 18 xã điểm có nhiều chuyển biến tốt, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tại các xã điểm được cải thiện.
Từ các kết quả của các chương trình, diện mạo vùng nông thôn của tỉnh đã có nhiều đổi mới, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã chuyển dịch theo hướng tích cực. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng được quan tâm, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn từng bước được cải thiện.
Các cơ sở y tế dần được nâng cấp, xây mới theo hướng đạt chuẩn, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Từ nay đến năm 2015, Đồng Nai sẽ tập trung phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn./.
Ba năm qua, tỉnh đã đầu tư nguồn vốn trên 2.583,73 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, chiếm 59% trong tổng vốn đầu tư cho nông thôn. Qua đó, tỉnh đã đầu tư mở mới, nâng cấp sửa chữa được 639km đường giao thông các loại; 258km đường dây trung và hạ thế, 157 trạm biến áp, 573 trụ chiếu sáng; xây mới và nâng cấp sửa chữa 1.504 phòng học, 66 trạm y tế, 49 công trình nhà văn hóa-thể thao xã, hỗ trợ trên 1.800 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, công trình xử lý nước thải chăn nuôi hợp vệ sinh.
Nhờ đầu tư có trọng điểm nên tỉnh đã đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,6%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm. Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm trên 28.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 8,59% đầu năm 2008 xuống còn 2,93% cuối năm 2010.
Bên cạnh đó, qua 2 năm (2009-2010) toàn tỉnh đã tuyển mới và đào tạo nghề cho gần 117.000 người, đạt 100,34% kế hoạch, đưa tỷ lệ lao động nông thôn được qua đào tạo nghề đạt 53%. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 18 xã điểm có nhiều chuyển biến tốt, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tại các xã điểm được cải thiện.
Từ các kết quả của các chương trình, diện mạo vùng nông thôn của tỉnh đã có nhiều đổi mới, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã chuyển dịch theo hướng tích cực. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng được quan tâm, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn từng bước được cải thiện.
Các cơ sở y tế dần được nâng cấp, xây mới theo hướng đạt chuẩn, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Từ nay đến năm 2015, Đồng Nai sẽ tập trung phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)