Ngày 25/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kịch liệt lên án vụ ám sát nghị sỹ Mohamed Brahmi, một nhân vật đối lập nổi tiếng. Ông cho đây là hành động “ghê tởm,” đồng thời kêu gọi sự bình yên ở quốc gia Bắc Phi này.
Theo ông Ban Ki-moon, không được để hành động này làm trệch hướng tiến bộ mà Tunisia đạt được trong quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, bao gồm cả về hiến pháp, và trong việc đáp ứng các nguyện vọng về kinh tế và xã hội của người dân Tunisia.
Mỹ cũng đã mạnh mẽ lên án vụ ám sát, đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra triệt để nhằm đưa những kẻ đứng sau vụ việc trên ra trước công lý.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nhấn mạnh: "Không có lý do gì để biện minh cho những hành động tàn bạo và hèn nhát như vậy."
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh chung, bà Catherine Ashton cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Francois Hollande hối thúc người dân Tunisia chứng tỏ "tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn sự thống nhất dân tộc và đảm bảo theo đuổi quá trình chuyển tiếp dân chủ."
Chính phủ Algeria cũng chỉ trích mạnh mẽ vụ ám sát ông Brahmi, đồng thời bày tỏ sự chia buồn sâu sắc với gia đình của nghị sỹ này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Algeria kêu gọi các đảng phái của Tunisia nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, đồng thời nhấn mạnh Algeria luôn đoàn kết một lòng cùng nhân dân Tunisia.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Tunisia để phản đối vụ ám sát nghị sỹ Mohamed Brahmi và yêu cầu chính phủ do người Hồi giáo nắm quyền từ chức. Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng đạn hơi cay để giải tán hàng trăm người biểu tình trước trụ sở Bộ Nội vụ ở thủ đô Tunis.
Hãng hàng không Tunisia Tunisair thông báo hủy mọi chuyến bay đến và đi từ Tunisia trong ngày 26/7 sau khi tổ chức nghiệp đoàn chính ở nước này UGTT kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công trên cả nước nhằm phản đối việc sát hại ông Brahmi./.
Theo ông Ban Ki-moon, không được để hành động này làm trệch hướng tiến bộ mà Tunisia đạt được trong quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, bao gồm cả về hiến pháp, và trong việc đáp ứng các nguyện vọng về kinh tế và xã hội của người dân Tunisia.
Mỹ cũng đã mạnh mẽ lên án vụ ám sát, đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra triệt để nhằm đưa những kẻ đứng sau vụ việc trên ra trước công lý.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nhấn mạnh: "Không có lý do gì để biện minh cho những hành động tàn bạo và hèn nhát như vậy."
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh chung, bà Catherine Ashton cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Francois Hollande hối thúc người dân Tunisia chứng tỏ "tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn sự thống nhất dân tộc và đảm bảo theo đuổi quá trình chuyển tiếp dân chủ."
Chính phủ Algeria cũng chỉ trích mạnh mẽ vụ ám sát ông Brahmi, đồng thời bày tỏ sự chia buồn sâu sắc với gia đình của nghị sỹ này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Algeria kêu gọi các đảng phái của Tunisia nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, đồng thời nhấn mạnh Algeria luôn đoàn kết một lòng cùng nhân dân Tunisia.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Tunisia để phản đối vụ ám sát nghị sỹ Mohamed Brahmi và yêu cầu chính phủ do người Hồi giáo nắm quyền từ chức. Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng đạn hơi cay để giải tán hàng trăm người biểu tình trước trụ sở Bộ Nội vụ ở thủ đô Tunis.
Hãng hàng không Tunisia Tunisair thông báo hủy mọi chuyến bay đến và đi từ Tunisia trong ngày 26/7 sau khi tổ chức nghiệp đoàn chính ở nước này UGTT kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công trên cả nước nhằm phản đối việc sát hại ông Brahmi./.
(TTXVN)