Châu Âu và Mỹ đánh giá cao việc các cử tri Iraq bất chấp làn sóng bạo lực đã tích cực tham gia cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3.
Trong một phản ứng đầu tiên, từ Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chúc mừng người dân Iraq đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội này. Ông khẳng định sự kiện này là một mốc quan trọng trong lịch sử Iraq. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho rằng những ngày "rất khó khăn" của quốc gia Vùng Vịnh này còn ở phía trước, đồng thời tái khẳng định cam kết rút toàn bộ lính Mỹ vào cuối năm sau.
Quan chức các nước Anh, Pháp và đại diện Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng hoan nghênh cử tri Iraq. Ngoại trưởng Anh David Miliband cho rằng với việc đi bỏ phiếu, người dân Iraq đã phát đi thông điệp mong muốn thiết lập một chính phủ có trách nhiệm và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia. Song, theo ông, tình trạng bạo lực trong ngày bầu cử cho thấy thời gian tới Iraq sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner khẳng định người dân Iraq đã đi bầu cho tương lai và các thế hệ mai sau, thể hiện quyết tâm nói "không" với chủ nghĩa khủng bố và mong muốn xây dựng một đất nước Iraq dân chủ. Ông nêu rõ Pháp và các đối tác châu Âu sẽ ủng hộ nhân dân quốc gia Vùng Vịnh này trong công cuộc tái thiết đất nước.
Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Catherine Ashton, tái khẳng định cam kết của EU là đối tác lâu dài của Iraq. Bà nhấn mạnh 27 quốc gia thành viên mong muốn được hợp tác với chính phủ mới của Iraq, tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của nước này trong tái xây dựng đất nước và hệ thống chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đánh giá cao khâu đảm bảo an ninh trong ngày bầu cử tại thủ đô Baghdad.
Ngày 7/3, hàng triệu cử tri Iraq đã bất chấp các vụ đánh bom, bắn súng cối và rocket làm ít nhất 38 người thiệt mạng ở thủ đô Baghdad và các thành phố lớn khác, đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được xem là phép thử đối với nền dân chủ non nớt ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Đây là cuộc bầu cử Quốc hội thứ hai tại Iraq kể từ sau khi Mỹ phát động cuộc xâm lược lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein năm 2003. Theo ủy ban bầu cử nước này, có khoảng 50% cử tri đã đi bỏ phiếu.
Dự kiến kết quả chính thức cuộc bầu cử sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 18/3 tới. Theo giới quan sát, phải mất nhiều tháng tiếp theo Iraq mới có thể thành lập được chính phủ liên hiệp vì các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy sẽ không có khối chính trị nào giành được đa số ghế tại Quốc hội./.
Trong một phản ứng đầu tiên, từ Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chúc mừng người dân Iraq đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội này. Ông khẳng định sự kiện này là một mốc quan trọng trong lịch sử Iraq. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho rằng những ngày "rất khó khăn" của quốc gia Vùng Vịnh này còn ở phía trước, đồng thời tái khẳng định cam kết rút toàn bộ lính Mỹ vào cuối năm sau.
Quan chức các nước Anh, Pháp và đại diện Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng hoan nghênh cử tri Iraq. Ngoại trưởng Anh David Miliband cho rằng với việc đi bỏ phiếu, người dân Iraq đã phát đi thông điệp mong muốn thiết lập một chính phủ có trách nhiệm và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia. Song, theo ông, tình trạng bạo lực trong ngày bầu cử cho thấy thời gian tới Iraq sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner khẳng định người dân Iraq đã đi bầu cho tương lai và các thế hệ mai sau, thể hiện quyết tâm nói "không" với chủ nghĩa khủng bố và mong muốn xây dựng một đất nước Iraq dân chủ. Ông nêu rõ Pháp và các đối tác châu Âu sẽ ủng hộ nhân dân quốc gia Vùng Vịnh này trong công cuộc tái thiết đất nước.
Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Catherine Ashton, tái khẳng định cam kết của EU là đối tác lâu dài của Iraq. Bà nhấn mạnh 27 quốc gia thành viên mong muốn được hợp tác với chính phủ mới của Iraq, tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của nước này trong tái xây dựng đất nước và hệ thống chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đánh giá cao khâu đảm bảo an ninh trong ngày bầu cử tại thủ đô Baghdad.
Ngày 7/3, hàng triệu cử tri Iraq đã bất chấp các vụ đánh bom, bắn súng cối và rocket làm ít nhất 38 người thiệt mạng ở thủ đô Baghdad và các thành phố lớn khác, đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được xem là phép thử đối với nền dân chủ non nớt ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Đây là cuộc bầu cử Quốc hội thứ hai tại Iraq kể từ sau khi Mỹ phát động cuộc xâm lược lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein năm 2003. Theo ủy ban bầu cử nước này, có khoảng 50% cử tri đã đi bỏ phiếu.
Dự kiến kết quả chính thức cuộc bầu cử sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 18/3 tới. Theo giới quan sát, phải mất nhiều tháng tiếp theo Iraq mới có thể thành lập được chính phủ liên hiệp vì các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy sẽ không có khối chính trị nào giành được đa số ghế tại Quốc hội./.
(TTXVN/Vietnam+)