Đức đã bắt đầu các bước chuẩn bị cần thiết để triển khai tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ, theo kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) giúp quốc gia thành viên này đối phó với các nguy cơ có thể đến từ cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài gần hai năm qua tại nước láng giềng Syria.
Theo nguồn tin từ Phi đội tên lửa cao xạ số hai thuộc lực lượng Không quân Đức, ngày 6/1, những bộ phận đầu tiên của hai khẩu đội tên lửa Patriot, bao gồm 300 xe quân sự và 130 container thiết bị kỹ thuật quân sự, đã được đưa tới cảng Travenmunde của Đức, và chuyển lên chiếc tàu thủy Suecia Seaways.
Dự kiến, chiếc tàu này sẽ cập cảng Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21/1 tới và 170 binh sỹ Đức cũng bay tới Thổ Nhĩ Kỳ trong vài ngày sau đó. Hai khẩu đội tên lửa Patriot của Đức sẽ triển khai tại khu vực Đông Nam thành phố Kahramanmaras, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria khoảng 120km.
Trước đó, ngày 5/1, Mỹ, đã bắt đầu triển khai hai khẩu đội tên lửa Patriot tại căn cứ không quân Incirlik thuộc tỉnh Gaziantep, nằm ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới Syria khoảng hơn 50km. Một số thiết bị quân sự đã được chuyển tới căn cứ này bằng đường không, trong khi các thiết bị tiếp theo sẽ được chuyển bằng đường thủy tới đây vào cuối tháng Một này.
[Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ]
Ngoài ra, Hà Lan cũng sẽ triển khai hai khẩu đội tên lửa Patriot tại Adana, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria 100km về phía Tây. Mỗi khẩu đội tên lửa Patriot được biên chế từ 4-6 giàn tên lửa và một hệ thống radar. Dự kiến sáu khẩu đội này sẽ đi vào hoạt động trước cuối tháng 1/2013.
Ngày 4/12/2012, Hội đồng NATO cấp ngoại trưởng đã nhất trí triển khai tên lửa Patriot theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ khu vực biên giới nước này trước các mối đe dọa từ Syria Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quyết định của NATO triển khai tên lửa Patriot trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria chỉ mang tính phòng thủ và nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Ankara.
Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc và một số nước đã chỉ trích kế hoạch trên, cho rằng việc Mỹ và NATO triển khai binh lính và tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ làm cho tình hình Syria và khu vực căng thẳng hơn.
Thậm chí các chuyên gia phân tích và giới bình luận quân sự còn cho rằng đây có thể là bước đi tiếp theo của Mỹ và các đồng minh chuẩn bị cho sự can thiệp quân sự trực tiếp vào tình hình đang ngày càng diễn biến phức tạp tại Syria./.
Theo nguồn tin từ Phi đội tên lửa cao xạ số hai thuộc lực lượng Không quân Đức, ngày 6/1, những bộ phận đầu tiên của hai khẩu đội tên lửa Patriot, bao gồm 300 xe quân sự và 130 container thiết bị kỹ thuật quân sự, đã được đưa tới cảng Travenmunde của Đức, và chuyển lên chiếc tàu thủy Suecia Seaways.
Dự kiến, chiếc tàu này sẽ cập cảng Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21/1 tới và 170 binh sỹ Đức cũng bay tới Thổ Nhĩ Kỳ trong vài ngày sau đó. Hai khẩu đội tên lửa Patriot của Đức sẽ triển khai tại khu vực Đông Nam thành phố Kahramanmaras, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria khoảng 120km.
Trước đó, ngày 5/1, Mỹ, đã bắt đầu triển khai hai khẩu đội tên lửa Patriot tại căn cứ không quân Incirlik thuộc tỉnh Gaziantep, nằm ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới Syria khoảng hơn 50km. Một số thiết bị quân sự đã được chuyển tới căn cứ này bằng đường không, trong khi các thiết bị tiếp theo sẽ được chuyển bằng đường thủy tới đây vào cuối tháng Một này.
[Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ]
Ngoài ra, Hà Lan cũng sẽ triển khai hai khẩu đội tên lửa Patriot tại Adana, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria 100km về phía Tây. Mỗi khẩu đội tên lửa Patriot được biên chế từ 4-6 giàn tên lửa và một hệ thống radar. Dự kiến sáu khẩu đội này sẽ đi vào hoạt động trước cuối tháng 1/2013.
Ngày 4/12/2012, Hội đồng NATO cấp ngoại trưởng đã nhất trí triển khai tên lửa Patriot theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ khu vực biên giới nước này trước các mối đe dọa từ Syria Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quyết định của NATO triển khai tên lửa Patriot trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria chỉ mang tính phòng thủ và nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Ankara.
Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc và một số nước đã chỉ trích kế hoạch trên, cho rằng việc Mỹ và NATO triển khai binh lính và tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ làm cho tình hình Syria và khu vực căng thẳng hơn.
Thậm chí các chuyên gia phân tích và giới bình luận quân sự còn cho rằng đây có thể là bước đi tiếp theo của Mỹ và các đồng minh chuẩn bị cho sự can thiệp quân sự trực tiếp vào tình hình đang ngày càng diễn biến phức tạp tại Syria./.
(TTXVN)