Ngày 3/1, tại thành phố Nha Trang, Đoàn giáo sư, bác siỹ của Bệnh viện chuyên khoa Minden đến từ Cộng hòa liên bang Đức đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng Spiron cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Đây là kỹ thuật mới, tiên tiến với nhiều ưu điểm, thích hợp cho bệnh nhân trẻ.
Với phương pháp thay khớp háng toàn phần trước đây, bệnh nhân sẽ bị cắt toàn bộ cổ xương đùi và can thiệp vào ống tủy của xương đùi làm ảnh hưởng đến cấu tạo của xương. Sau 15-20 năm, khớp háng nhân tạo phải được thay mới. Khi đó chất lượng xương đã giảm đi đáng kể, gây rất khó khăn trong việc thay khớp lần 2, lần 3.
Phương pháp Spiron ưu điểm hơn khi chỉ can thiệp vào phần chỏm khớp, giữ nguyên phần cổ nên đảm bảo chiều cong sinh lý của cổ xương đùi, phần trục của cổ xương đùi không bị ảnh hưởng và giữ được tính đàn hồi vật lý của xương đùi.
Sự ưu việt còn thể hiện ở cán khớp Spiron, cán dài từ 5-7cm, đường kính 18-24mm, làm bằng chất liệu Titanium phủ Bonit làm tăng quá trình tái tạo xương, phần gắn vào xương được cấu tạo bởi hệ thống ren tự cắt giúp tăng độ ổn định, diện tích tiếp xúc…
Giáo sư, bác sỹ Ewald Hearing (Bệnh viện chuyên khoa Minden), cho biết vì không can thiệp vào ống tủy của xương đùi nên vẫn đảm bảo được sự nuôi dưỡng vùng đầu trên xương đùi. Do đó sau 15-20 năm, bệnh nhân nếu phải thay lại khớp háng toàn phần cán dài thì chất lượng xương vẫn còn tốt. Đó là một điều thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, phục hồi chức năng, đảm bảo kéo dài hơn tuổi thọ của khớp nhân tạo tiếp theo. Phương pháp này áp dụng cho người dưới 60 tuổi.
Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cùng các chuyên gia người Đức sẽ tiến hành thay khớp cho 2 bệnh nhân Nguyễn Phương (53 tuổi, bị hoại tử chỏm xương) và Hoàng Thị Ngâu (58 tuổi, bị gãy xương). Hiện tại, mỗi ca thay khớp bằng phương pháp Spiron có chi phí từ 50-70 triệu đồng. Hai bệnh nhân trên được giảm 20% chi phí phẫu thuật./.
Đây là kỹ thuật mới, tiên tiến với nhiều ưu điểm, thích hợp cho bệnh nhân trẻ.
Với phương pháp thay khớp háng toàn phần trước đây, bệnh nhân sẽ bị cắt toàn bộ cổ xương đùi và can thiệp vào ống tủy của xương đùi làm ảnh hưởng đến cấu tạo của xương. Sau 15-20 năm, khớp háng nhân tạo phải được thay mới. Khi đó chất lượng xương đã giảm đi đáng kể, gây rất khó khăn trong việc thay khớp lần 2, lần 3.
Phương pháp Spiron ưu điểm hơn khi chỉ can thiệp vào phần chỏm khớp, giữ nguyên phần cổ nên đảm bảo chiều cong sinh lý của cổ xương đùi, phần trục của cổ xương đùi không bị ảnh hưởng và giữ được tính đàn hồi vật lý của xương đùi.
Sự ưu việt còn thể hiện ở cán khớp Spiron, cán dài từ 5-7cm, đường kính 18-24mm, làm bằng chất liệu Titanium phủ Bonit làm tăng quá trình tái tạo xương, phần gắn vào xương được cấu tạo bởi hệ thống ren tự cắt giúp tăng độ ổn định, diện tích tiếp xúc…
Giáo sư, bác sỹ Ewald Hearing (Bệnh viện chuyên khoa Minden), cho biết vì không can thiệp vào ống tủy của xương đùi nên vẫn đảm bảo được sự nuôi dưỡng vùng đầu trên xương đùi. Do đó sau 15-20 năm, bệnh nhân nếu phải thay lại khớp háng toàn phần cán dài thì chất lượng xương vẫn còn tốt. Đó là một điều thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, phục hồi chức năng, đảm bảo kéo dài hơn tuổi thọ của khớp nhân tạo tiếp theo. Phương pháp này áp dụng cho người dưới 60 tuổi.
Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cùng các chuyên gia người Đức sẽ tiến hành thay khớp cho 2 bệnh nhân Nguyễn Phương (53 tuổi, bị hoại tử chỏm xương) và Hoàng Thị Ngâu (58 tuổi, bị gãy xương). Hiện tại, mỗi ca thay khớp bằng phương pháp Spiron có chi phí từ 50-70 triệu đồng. Hai bệnh nhân trên được giảm 20% chi phí phẫu thuật./.
Quang Đức (Vietnam+)