Sau khi cân nhắc tình hình, ECB đã quyết định mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha, sau khi hai nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư trong Eurozone thông báo các biện pháp cải cách nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ công.
Lo ngại một cơn lốc xoáy nữa tàn phá các sàn chứng khoán thế giới khi bước sang tuần giao dịch mới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã trấn an thị trường bằng tuyên bố sẽ tích cực triển khai kế hoạch mua trái phiếu đang gây tranh cãi của các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng trong khu vực.
Trong thông cáo đưa ra sau cuộc họp ban lãnh đạo đêm 7/8, ECB cho biết vấn đề cơ bản đối với các quốc gia thành viên Eurozone là "khởi động Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) trên thị trường thứ cấp" một khi ECB nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng trên thị trường tài chính hay các rủi ro đối với sự ổn định tài chính."
Động thái mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha của ECB là nhằm chủ động triển khai chương trình thị trường chứng khoán để đảm bảo bình ổn giá trong Eurozone.
Ngoài kế hoạch mua trái phiếu của các nước thuộc Eurozone, ECB cũng thảo luận khả năng thanh toán tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ đóng băng thị trường tiền tệ.
Italy là nền kinh tế lớn nhất bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại Eurozone. Lãi suất trái phiếu chính phủ Italy đang tăng mạnh trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghi ngại liệu nước này có khả năng duy trì mức độ nợ cao như vậy trong khi kinh tế tăng trưởng lại rất chậm.
Áp lực đè nặng lên Thủ tướng Italy, Silvio Berlusconi, đã lên đến đỉnh điểm cuối tuần trước khi ECB có lẽ đã đề nghị ông đẩy nhanh tiến trình thực hiện các cải cách ngân sách, điều kiện tiên quyết để ECB mua lại các nợ của Ngân hàng Italy.
Ngày 5/8 Thủ tướng Berlusconi đã đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tiến tới cân bằng ngân sách vào năm 2013, sớm hơn thời hạn một năm.
Tây Ban Nha hiện cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng với thất nghiệp cao, nợ chính phủ nhiều và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Chính phủ Tây Ban Nha vừa loan báo các cải cách mới nhằm tiết kiệm thêm 4,9 tỷ euro và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuần trước, chênh lệch giữa trái phiếu của Đức - được xem là an toàn nhất ở châu Âu - với trái phiếu của Tây Ban Nha và Italy đã lên mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng từ năm 1999.
Trong tuần, ECB đã mua trái phiếu của Ireland và Bồ Đào Nha, nhưng không mua nợ của Tây Ban Nha và Italy.
Một số nhà phân tích đổ lỗi động thái đó của ECB đã gián tiếp gây ra sự hỗn loạn trên các thị trường chứng khoán thế giới hôm 5/8.
ECB cho rằng bản thân chính phủ các nước Eurozone phải hành động để lấy lại niềm tin của thị trường. Nhưng theo các nhà phân tích, ECB là tuyến phòng thủ cuối cùng của Eurozone bởi các nhà đầu tư đã không còn tin rằng "các chính trị gia có một chiến lược để giải quyết những khó khăn của Italy và Tây Ban Nha."
Theo họ, ECB là thể chế duy nhất có thể hành động nhanh và không bị hạn chế ngân sách.
Theo tờ Le Figaro, cũng như các đợt khủng hoảng trước đây, châu Âu khó mà tạo được một mặt trận chung trước các thị trường.
Nhiều nước chỉ trích việc ECB dự định mua lại nợ công của Ireland và Bồ Đào Nha bởi theo họ, hai nước này đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế bảo vệ.
Trong khi đó, Đức, Hà Lan và Luxembourg, các ủy viên Hội đồng quản trị ECB, hoàn toàn phản đối chương trình mua lại nợ công của những nước đang có vấn đề./.
Lo ngại một cơn lốc xoáy nữa tàn phá các sàn chứng khoán thế giới khi bước sang tuần giao dịch mới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã trấn an thị trường bằng tuyên bố sẽ tích cực triển khai kế hoạch mua trái phiếu đang gây tranh cãi của các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng trong khu vực.
Trong thông cáo đưa ra sau cuộc họp ban lãnh đạo đêm 7/8, ECB cho biết vấn đề cơ bản đối với các quốc gia thành viên Eurozone là "khởi động Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) trên thị trường thứ cấp" một khi ECB nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng trên thị trường tài chính hay các rủi ro đối với sự ổn định tài chính."
Động thái mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha của ECB là nhằm chủ động triển khai chương trình thị trường chứng khoán để đảm bảo bình ổn giá trong Eurozone.
Ngoài kế hoạch mua trái phiếu của các nước thuộc Eurozone, ECB cũng thảo luận khả năng thanh toán tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ đóng băng thị trường tiền tệ.
Italy là nền kinh tế lớn nhất bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại Eurozone. Lãi suất trái phiếu chính phủ Italy đang tăng mạnh trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghi ngại liệu nước này có khả năng duy trì mức độ nợ cao như vậy trong khi kinh tế tăng trưởng lại rất chậm.
Áp lực đè nặng lên Thủ tướng Italy, Silvio Berlusconi, đã lên đến đỉnh điểm cuối tuần trước khi ECB có lẽ đã đề nghị ông đẩy nhanh tiến trình thực hiện các cải cách ngân sách, điều kiện tiên quyết để ECB mua lại các nợ của Ngân hàng Italy.
Ngày 5/8 Thủ tướng Berlusconi đã đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tiến tới cân bằng ngân sách vào năm 2013, sớm hơn thời hạn một năm.
Tây Ban Nha hiện cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng với thất nghiệp cao, nợ chính phủ nhiều và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Chính phủ Tây Ban Nha vừa loan báo các cải cách mới nhằm tiết kiệm thêm 4,9 tỷ euro và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuần trước, chênh lệch giữa trái phiếu của Đức - được xem là an toàn nhất ở châu Âu - với trái phiếu của Tây Ban Nha và Italy đã lên mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng từ năm 1999.
Trong tuần, ECB đã mua trái phiếu của Ireland và Bồ Đào Nha, nhưng không mua nợ của Tây Ban Nha và Italy.
Một số nhà phân tích đổ lỗi động thái đó của ECB đã gián tiếp gây ra sự hỗn loạn trên các thị trường chứng khoán thế giới hôm 5/8.
ECB cho rằng bản thân chính phủ các nước Eurozone phải hành động để lấy lại niềm tin của thị trường. Nhưng theo các nhà phân tích, ECB là tuyến phòng thủ cuối cùng của Eurozone bởi các nhà đầu tư đã không còn tin rằng "các chính trị gia có một chiến lược để giải quyết những khó khăn của Italy và Tây Ban Nha."
Theo họ, ECB là thể chế duy nhất có thể hành động nhanh và không bị hạn chế ngân sách.
Theo tờ Le Figaro, cũng như các đợt khủng hoảng trước đây, châu Âu khó mà tạo được một mặt trận chung trước các thị trường.
Nhiều nước chỉ trích việc ECB dự định mua lại nợ công của Ireland và Bồ Đào Nha bởi theo họ, hai nước này đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế bảo vệ.
Trong khi đó, Đức, Hà Lan và Luxembourg, các ủy viên Hội đồng quản trị ECB, hoàn toàn phản đối chương trình mua lại nợ công của những nước đang có vấn đề./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)