Nhằm ngăn chặn khả năng lạm phát trong khu vực đồng euro (Eurozone), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet ngày 13/1 đã đưa ra quan điểm quyết liệt, theo đó khẳng định không từ bỏ việc tăng lãi suất cho vay chính thức và những biện pháp được ngân hàng thực hiện để ngăn chặn lạm phát.
Phát biểu tại cuộc họp đầu năm Hội đồng điều hành ECB, ông Trichet cho biết sở dĩ ECB đưa ra quyết định trên do lạm phát của khu vực đồng euro đã tăng lên 2,2% trong tháng cuối năm ngoái, cao hơn dự kiến, và đây là lần đầu tiên lạm phát của khối này vượt quá mức của ngân hàng đề ra trong hơn hai năm qua, là thấp hơn 2%.
Ông Trichet cũng cảnh báo lạm phát có thể còn tăng cao hơn trong những tháng tới, thậm chí gây nguy hiểm cho triển vọng của ECB.
Tuyên bố của ông Trichet đưa ra giữa lúc còn nhiều lo ngại rằng nếu lãi suất cho vay không duy trì ở mức thấp thì Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, thậm chí cả Bỉ có thể rơi vào "vết xe đổ" của Hy Lạp và Ireland. Khi đó, có thể những nước này sẽ đồng loạt kêu gọi cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 13/1, ECB vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1% và Ngân hàng Trung ương Anh duy trì lãi suất 0,5%, áp dụng trong suốt 22 tháng qua.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố Anh sẽ không bị kéo vào “các cơ chế hoặc chu trình mới” của EU, nhưng sẽ không ngăn cản những nỗ lực của khu vực này trong việc kiểm soát đồng euro.
Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Pháp Francois Fillon đang ở thăm London, sau khi EU lần đầu tiên công bố kết quả Khảo sát tăng trưởng hàng năm, trong đó đề ra các ưu tiên về ngân sách và tăng trưởng kinh tế chung cho 27 nước thành viên EU. Mặc dù thừa nhận Anh có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho các quốc gia khu vực đồng euro gặp khó khăn như đã cam kết, tuy nhiên, ông nhấn mạnh Anh chỉ hỗ trợ ở mức hạn chế.
Liên quan đến việc giải cứu các nước thành viên thoát khỏi nguy cơ phá sản, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde cho biết Quỹ cứu trợ khủng hoảng khu vực đồng euro có thể sẽ tăng nguồn tài chính trong trường hợp cần thiết. Theo bà Lagarde, hiện các nước thành viên EU đang cân nhắc khả năng tăng quỹ cứu trợ cũng như bổ sung những qui chế cho vay.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders tiết lộ EU đang đàm phán về việc tăng gấp đôi quỹ cứu trợ khủng hoảng từ mức 750 tỷ euro hiện nay lên 1.500 tỷ euro.
Ông Reynders cho rằng việc tăng gấp đôi nguồn tài chính cho quỹ này là mục tiêu có thể thực hiện được. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nhận định có thể tăng mức cho vay, song quy mô của quỹ nên được giữ nguyên./.
Phát biểu tại cuộc họp đầu năm Hội đồng điều hành ECB, ông Trichet cho biết sở dĩ ECB đưa ra quyết định trên do lạm phát của khu vực đồng euro đã tăng lên 2,2% trong tháng cuối năm ngoái, cao hơn dự kiến, và đây là lần đầu tiên lạm phát của khối này vượt quá mức của ngân hàng đề ra trong hơn hai năm qua, là thấp hơn 2%.
Ông Trichet cũng cảnh báo lạm phát có thể còn tăng cao hơn trong những tháng tới, thậm chí gây nguy hiểm cho triển vọng của ECB.
Tuyên bố của ông Trichet đưa ra giữa lúc còn nhiều lo ngại rằng nếu lãi suất cho vay không duy trì ở mức thấp thì Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, thậm chí cả Bỉ có thể rơi vào "vết xe đổ" của Hy Lạp và Ireland. Khi đó, có thể những nước này sẽ đồng loạt kêu gọi cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 13/1, ECB vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1% và Ngân hàng Trung ương Anh duy trì lãi suất 0,5%, áp dụng trong suốt 22 tháng qua.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố Anh sẽ không bị kéo vào “các cơ chế hoặc chu trình mới” của EU, nhưng sẽ không ngăn cản những nỗ lực của khu vực này trong việc kiểm soát đồng euro.
Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Pháp Francois Fillon đang ở thăm London, sau khi EU lần đầu tiên công bố kết quả Khảo sát tăng trưởng hàng năm, trong đó đề ra các ưu tiên về ngân sách và tăng trưởng kinh tế chung cho 27 nước thành viên EU. Mặc dù thừa nhận Anh có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho các quốc gia khu vực đồng euro gặp khó khăn như đã cam kết, tuy nhiên, ông nhấn mạnh Anh chỉ hỗ trợ ở mức hạn chế.
Liên quan đến việc giải cứu các nước thành viên thoát khỏi nguy cơ phá sản, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde cho biết Quỹ cứu trợ khủng hoảng khu vực đồng euro có thể sẽ tăng nguồn tài chính trong trường hợp cần thiết. Theo bà Lagarde, hiện các nước thành viên EU đang cân nhắc khả năng tăng quỹ cứu trợ cũng như bổ sung những qui chế cho vay.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders tiết lộ EU đang đàm phán về việc tăng gấp đôi quỹ cứu trợ khủng hoảng từ mức 750 tỷ euro hiện nay lên 1.500 tỷ euro.
Ông Reynders cho rằng việc tăng gấp đôi nguồn tài chính cho quỹ này là mục tiêu có thể thực hiện được. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nhận định có thể tăng mức cho vay, song quy mô của quỹ nên được giữ nguyên./.
(TTXVN/Vietnam+)