Ericsson dự kiến phải nộp phạt 1,2 tỷ USD sau các cuộc điều tra của Mỹ

Các cuộc điều tra kết thúc vào quý I/2017 cho thấy Ericsson đã có những vi phạm về Quy tắc đạo đức kinh doanh và FCPA tại Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, Kuwait, Saudi Arabia và Việt Nam.

Ngày 26/9, nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động Ericsson cho biết doanh thu quý III/2019 của họ dự kiến sẽ giảm khoảng 12 tỷ crown (tương đương 1,2 tỷ USD), do phải nộp phạt sau khi Chính phủ Mỹ kết thúc các cuộc điều tra kéo dài về những cáo buộc tham nhũng trong quá khứ của công ty này.

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) cùng Bộ Tư pháp nước này đã tiến hành các cuộc điều tra tương ứng từ năm 2013 và 2015 về việc Ericsson có tuân thủ Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) của Mỹ hay không.

Các cuộc điều tra kết thúc vào quý I/2017 cho thấy Ericsson đã có những vi phạm về Quy tắc đạo đức kinh doanh và FCPA tại Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, Kuwait, Saudi Arabia và Việt Nam.

Giám đốc điều hành (CEO) Borje Ekholm của Ericsson nói rằng mặc dù các biện pháp trừng phạt tài chính mà công ty phải đối mặt là khá nghiêm trọng, nhưng đây cũng là một bước quan trọng để Ericsson khép lại những vấn đề này với Chính phủ Mỹ.

Ericsson cho biết, những vi phạm trên là kết quả của một số thiếu sót trong việc điều hành, bao gồm cả việc công ty này không phản ứng với những dấu hiệu sai phạm và kiểm soát nội bộ lỏng lẻo.

Trong khi các cuộc thảo luận dàn xếp với các nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiếp diễn, Ericsson nói rằng hai bên đã đi đến giai đoạn có thể đưa ra một ước tính chi phí đáng tin cậy.

[Trung Quốc hối thúc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt tập đoàn Huawei]

Giám đốc tài chính (CFO) của Ericsson, ông Carl Mellander, cho biết việc thanh toán dự kiến sẽ được tiến hành trong quý IV/2019, nếu mọi việc tiến triển như kế hoạch hiện tại. Công ty cũng cho biết đã có 65 nhân viên phải chịu các biện pháp kỷ luật trong quá trình điều tra, trong đó có 49 người đã rời công ty này.

Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Liberum cho hay dù chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của công ty, song các mức phạt này cũng giúp đặt dấu chấm hết cho các cuộc điều tra kéo dài.

Nhà phân tích Daniel Djurberg của ngân hàng Handelsbanken cũng cho biết mức phạt dự kiến 1,2 tỷ USD vẫn nằm trong mức kỳ vọng của thị trường./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở Tập đoàn ByteDance ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI

Tập đoàn ByteDance, công ty mẹ của nền tảng truyền thông xã hội TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023, cùng với gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố. (Nguồn: VinBus)

Hành trình 80 tuần Vingroup “phủ xanh” Việt Nam

Sau gần 80 tuần đi vào hoạt động, Quỹ Vì tương lai xanh của Vingroup đã nhanh chóng khẳng định vị thế tiên phong trong việc triển khai theo cam kết tiến tới Net Zero của Chính phủ Việt Nam.