Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), ngày 17/6, lãnh đạo các nước EU đã cam kết tăng cường kiểm soát các khoản vay quá mức của chính phủ các nước thành viên và đặt nền móng cho việc quản lý kinh tế xuyên biên giới.
Tại Hội nghị thượng đỉnh này, diễn ra trong hai ngày 17-18/6 ở Brussels, Bỉ, EU tìm cách thống nhất các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, xuất phát từ Hy Lạp và đang có nguy cơ lan rộng, bằng cách áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn để kiềm chế việc chi tiêu quá mức của các nước và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ khác trong tương lai.
Mặc dù mục đích chính của hội nghị là tập trung vào các giải pháp lâu dài, song lãnh đạo 27 nước EU không thể không đề cập đến những lo ngại trước mắt về nguy cơ thua lỗ đang rình rập các ngân hàng châu Âu, trong bối cảnh tiếp tục có những ý kiến dự đoán Tây Ban Nha nhiều khả năng phải theo gót Hy Lạp cầu viện sự trợ giúp tài chính từ bên ngoài.
Tây Ban Nha cho biết sẽ sớm công bố kết quả báo cáo đánh giá sự thiệt hại của các ngân hàng nước này nếu kinh tế tiếp tục giảm sút và giá nhà tăng, nhằm trấn an thị trường rằng cuối cùng thì chính phủ nước này cũng đủ khả năng tự cứu được các ngân hàng trong nước.
Giới ngoại giao cho biết phần lớn các chính phủ châu Âu, ngoại trừ Anh và Cộng hòa Séc, đều ủng hộ việc lần đầu tiên có sự công bố một bản đánh giá như vậy, còn gọi là "bài kiểm tra độ căng thẳng" của ngân hàng. Năm 2009, Mỹ cũng từng làm như vậy để đánh giá 19 ngân hàng lớn nhất nước này cần bao nhiêu vốn để đối phó với sự thua lỗ.
Ngoài Tây Ban Nha, Đức cũng đã quyết định thực hiện các "bài kiểm tra độ căng thẳng" đối với ngân hàng để xóa bỏ những lo ngại trên thị trường.
EU đã đạt thỏa thuận tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với những nước trong khu vực đồng euro để thâm hụt ngân sách vượt quá mức quy định, song vẫn còn bất đồng về cách thức cụ thể áp dụng những hình phạt này.
Tại hội nghị lần này, lãnh đạo các nước EU dự kiến thông qua lần cuối chiến lược kinh tế dài hạn cho 10 năm tới nhằm tăng tính cạnh tranh của khối, đồng thời "bật đèn xanh" cho việc kết nạp Estonia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu euro ngày 1/1/2011.
Ngoài ra, hội nghị này cũng là nơi để EU thống nhất lập trường về các vấn đề, trong đó có đề xuất đánh thuế các thể chế tài chính, để chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20, dự kiến diễn ra tại Toronto, Canada, vào ngày 26-27/6 tới./.
Tại Hội nghị thượng đỉnh này, diễn ra trong hai ngày 17-18/6 ở Brussels, Bỉ, EU tìm cách thống nhất các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, xuất phát từ Hy Lạp và đang có nguy cơ lan rộng, bằng cách áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn để kiềm chế việc chi tiêu quá mức của các nước và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ khác trong tương lai.
Mặc dù mục đích chính của hội nghị là tập trung vào các giải pháp lâu dài, song lãnh đạo 27 nước EU không thể không đề cập đến những lo ngại trước mắt về nguy cơ thua lỗ đang rình rập các ngân hàng châu Âu, trong bối cảnh tiếp tục có những ý kiến dự đoán Tây Ban Nha nhiều khả năng phải theo gót Hy Lạp cầu viện sự trợ giúp tài chính từ bên ngoài.
Tây Ban Nha cho biết sẽ sớm công bố kết quả báo cáo đánh giá sự thiệt hại của các ngân hàng nước này nếu kinh tế tiếp tục giảm sút và giá nhà tăng, nhằm trấn an thị trường rằng cuối cùng thì chính phủ nước này cũng đủ khả năng tự cứu được các ngân hàng trong nước.
Giới ngoại giao cho biết phần lớn các chính phủ châu Âu, ngoại trừ Anh và Cộng hòa Séc, đều ủng hộ việc lần đầu tiên có sự công bố một bản đánh giá như vậy, còn gọi là "bài kiểm tra độ căng thẳng" của ngân hàng. Năm 2009, Mỹ cũng từng làm như vậy để đánh giá 19 ngân hàng lớn nhất nước này cần bao nhiêu vốn để đối phó với sự thua lỗ.
Ngoài Tây Ban Nha, Đức cũng đã quyết định thực hiện các "bài kiểm tra độ căng thẳng" đối với ngân hàng để xóa bỏ những lo ngại trên thị trường.
EU đã đạt thỏa thuận tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với những nước trong khu vực đồng euro để thâm hụt ngân sách vượt quá mức quy định, song vẫn còn bất đồng về cách thức cụ thể áp dụng những hình phạt này.
Tại hội nghị lần này, lãnh đạo các nước EU dự kiến thông qua lần cuối chiến lược kinh tế dài hạn cho 10 năm tới nhằm tăng tính cạnh tranh của khối, đồng thời "bật đèn xanh" cho việc kết nạp Estonia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu euro ngày 1/1/2011.
Ngoài ra, hội nghị này cũng là nơi để EU thống nhất lập trường về các vấn đề, trong đó có đề xuất đánh thuế các thể chế tài chính, để chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20, dự kiến diễn ra tại Toronto, Canada, vào ngày 26-27/6 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)