EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu

Sáng 24/10, lãnh đạo các nước EU đạt được thỏa thuận, vào năm 2030 cắt giảm ít nhất 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990.
EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu ảnh 1Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy ở Brussels ngày 23/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sáng 24/10, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận cắt giảm ít nhất 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990.

Thông tin trên được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thông báo cùng ngày trên trạng Twitter.

Theo ông Rompuy, giới lãnh đạo EU còn nhất trí về 2 mục tiêu khác vào năm 2030, đó là tăng 27% lượng sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo được và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng lên ít nhất 27% so với thông thường.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng cam kết thúc đẩy các mối liên kết xuyên biên giới để cải thiện dòng chảy nguồn cung năng lượng giữa các quốc gia thành viên.

Những thỏa thuận trên đạt được sau nhiều giờ tranh cãi căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Brussels (Bỉ)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.