Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngày 27/9 cho hay, Ban Giám đốc Cạnh tranh của Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu tiến hành điều tra các văn phòng của tập đoàn Gazprom tại các nước Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Gazprom Gemania tại Đức và Vemex s.r.o tại Cộng hòa Séc, do lo ngại các công ty này vi phạm luật bảo vệ cạnh tranh trên thị trường và luật bảo vệ người tiêu dùng.
Gazprom cho hay tập đoàn sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nghĩa vụ hợp đồng đối với các khách hàng lớn, đồng thời hỗ trợ các quan chức EC. Các cuộc điều tra kiểu này cũng được EC thường xuyên thực hiện đối với các công ty năng lượng châu Âu khác.
Trước đó, EC cho hay cuộc điều tra trên tập trung vào nguồn cung khí đốt, trong đó cạnh tranh có thể bị cản trở hoặc trì hoãn một cách đơn phương hoặc thông qua các thỏa thuận. EC không nêu tên các công ty bị điều tra hoặc các nước nơi các công ty này đặt trụ sở.
Tập đoàn năng lượng RWE và EON cho hay họ nằm trong diện bị điều tra. Công ty OMV của Áo cũng vừa khẳng định "được" các nhà điều tra viếng thăm và công ty đang "hợp tác đầy đủ với các nhà chức trách," trong khi công ty Lietuvos Duios của Litva - trong đó Gazprom sở hữu 37,1% - cũng nằm trong diện này.
EC nghi ngờ hành vi bất thường, như chia cắt thị trường, cản trở tiếp cận thị trường, cản trở đa dạng hóa nguồn cung, cũng như những hành vi thao túng, như ấn định giá cao tại các công ty trên.
Các quan chức EC cũng đang điều tra hành vi chống cạnh tranh đối với việc gây thiệt hại cho các nhà cung cấp dầu khí. Tuy nhiên, EC nói rằng việc mở các cuộc điều tra này không nhất thiết đi kèm với các khoản phạt.
EU hiện nhập khẩu 60% lượng khí đốt cần thiết, trong đó đa số từ Nga, để đáp ứng nhu cầu của khoảng nửa tỷ người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng châu Âu đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt trong mùa Đông, do tranh cãi về giá cả và bất ổn chính trị tại các nước cung cấp./.
Gazprom cho hay tập đoàn sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nghĩa vụ hợp đồng đối với các khách hàng lớn, đồng thời hỗ trợ các quan chức EC. Các cuộc điều tra kiểu này cũng được EC thường xuyên thực hiện đối với các công ty năng lượng châu Âu khác.
Trước đó, EC cho hay cuộc điều tra trên tập trung vào nguồn cung khí đốt, trong đó cạnh tranh có thể bị cản trở hoặc trì hoãn một cách đơn phương hoặc thông qua các thỏa thuận. EC không nêu tên các công ty bị điều tra hoặc các nước nơi các công ty này đặt trụ sở.
Tập đoàn năng lượng RWE và EON cho hay họ nằm trong diện bị điều tra. Công ty OMV của Áo cũng vừa khẳng định "được" các nhà điều tra viếng thăm và công ty đang "hợp tác đầy đủ với các nhà chức trách," trong khi công ty Lietuvos Duios của Litva - trong đó Gazprom sở hữu 37,1% - cũng nằm trong diện này.
EC nghi ngờ hành vi bất thường, như chia cắt thị trường, cản trở tiếp cận thị trường, cản trở đa dạng hóa nguồn cung, cũng như những hành vi thao túng, như ấn định giá cao tại các công ty trên.
Các quan chức EC cũng đang điều tra hành vi chống cạnh tranh đối với việc gây thiệt hại cho các nhà cung cấp dầu khí. Tuy nhiên, EC nói rằng việc mở các cuộc điều tra này không nhất thiết đi kèm với các khoản phạt.
EU hiện nhập khẩu 60% lượng khí đốt cần thiết, trong đó đa số từ Nga, để đáp ứng nhu cầu của khoảng nửa tỷ người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng châu Âu đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt trong mùa Đông, do tranh cãi về giá cả và bất ổn chính trị tại các nước cung cấp./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)