Người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ ngày 1/10 đã bày tỏ tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng song hối thúc Nhà Trắng cần đưa ra những hành động cụ thể nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế Indiana tại Indianapolis, bang Indiana, Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ tăng trưởng vẫn còn chậm chạp ở mức 1,5% đến 2% và chưa đủ mạnh để có thể phục hồi thị trường lao động cũng như giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp.
Mặc dù khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái, song Chủ tịch FED nhấn mạnh bên cạnh những gói kích thích kinh tế mà ngân hàng này đưa ra, Chính phủ Mỹ cần tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế như đặt ra chính sách bền vững đối với ngân sách liên bang, cải tổ các luật thuế, cải thiện hệ thống giáo dục, hỗ trợ đổi mới kỹ thuật và mở rộng thương mại quốc tế.
Chủ tịch Bernanke cũng khuyến cáo Quốc hội và chính quyền Mỹ cần lưu ý đến kế hoạch cắt giảm ngân sách và tăng thuế dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2013 tới có thể đe dọa đà phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới, trong bối cảnh các nhà nghị sĩ của đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn chưa đạt được thỏa thuận về một giải pháp đối với vấn đề thâm hụt liên bang.
Những nhận định trên của ông Bernanke được đưa ra sau khi hôm 13/9 FED quyết định khởi động lượt mua trái phiếu lần 3 (QE3), theo đó FED cho biết mỗi tháng sẽ mua 40 tỉ USD chứng khoán được sự hỗ trợ của các khoản cho vay mua nhà nhằm đẩy mạnh đà tăng trưởng kinh tế.
Cùng ngày, Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố một khảo sát cho thấy lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng Chín có dấu hiệu khởi sắc sau ba tháng liên tục giảm.
Theo ISM, chỉ số sản xuất Mỹ đã tăng lên 51,5%, cao hơn mức dự đoán 49,6% trong tháng Tám, nhờ lượng đơn đặt hàng mới và việc làm được cải thiện. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế Mỹ khi chỉ số sản xuất đạt mức trên 50%, cho thấy khu vực sản xuất đang ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, ISM cũng lưu ý tốc độ tăng trưởng chung trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn chậm chạp khi một số thành phần kinh tế mặc dù có chiều hướng tăng song vẫn nằm trong mức suy giảm./.
Phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế Indiana tại Indianapolis, bang Indiana, Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke thừa nhận kinh tế Mỹ tăng trưởng vẫn còn chậm chạp ở mức 1,5% đến 2% và chưa đủ mạnh để có thể phục hồi thị trường lao động cũng như giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp.
Mặc dù khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái, song Chủ tịch FED nhấn mạnh bên cạnh những gói kích thích kinh tế mà ngân hàng này đưa ra, Chính phủ Mỹ cần tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế như đặt ra chính sách bền vững đối với ngân sách liên bang, cải tổ các luật thuế, cải thiện hệ thống giáo dục, hỗ trợ đổi mới kỹ thuật và mở rộng thương mại quốc tế.
Chủ tịch Bernanke cũng khuyến cáo Quốc hội và chính quyền Mỹ cần lưu ý đến kế hoạch cắt giảm ngân sách và tăng thuế dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2013 tới có thể đe dọa đà phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới, trong bối cảnh các nhà nghị sĩ của đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn chưa đạt được thỏa thuận về một giải pháp đối với vấn đề thâm hụt liên bang.
Những nhận định trên của ông Bernanke được đưa ra sau khi hôm 13/9 FED quyết định khởi động lượt mua trái phiếu lần 3 (QE3), theo đó FED cho biết mỗi tháng sẽ mua 40 tỉ USD chứng khoán được sự hỗ trợ của các khoản cho vay mua nhà nhằm đẩy mạnh đà tăng trưởng kinh tế.
Cùng ngày, Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố một khảo sát cho thấy lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng Chín có dấu hiệu khởi sắc sau ba tháng liên tục giảm.
Theo ISM, chỉ số sản xuất Mỹ đã tăng lên 51,5%, cao hơn mức dự đoán 49,6% trong tháng Tám, nhờ lượng đơn đặt hàng mới và việc làm được cải thiện. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế Mỹ khi chỉ số sản xuất đạt mức trên 50%, cho thấy khu vực sản xuất đang ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, ISM cũng lưu ý tốc độ tăng trưởng chung trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn chậm chạp khi một số thành phần kinh tế mặc dù có chiều hướng tăng song vẫn nằm trong mức suy giảm./.
(TTXVN)