Ngày 8/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã quyết định chi hơn 3,7 tỷ đồng hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương đóng mới, cải hoán tàu, thuyền đánh bắt xa bờ.
Số tiền này lấy từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và nguồn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách tỉnh.
Theo đó, các chủ tàu cá được hỗ trợ là ngư dân, tổ hợp tác, hợp tác xã của tỉnh Quảng Nam thực hiện đóng mới tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên hoặc thay máy cải hoán, nâng cấp tàu cá đang sử dụng có công suất dưới 90 CV thành tàu cá có công suất từ 90CV trở lên trong những năm thực hiện đề án (từ năm 2011-2015), để tham gia đánh bắt hải sản xa bờ bằng các nghề: câu mực khơi, chụp mực khơi, câu cá ngừ đại dương, lưới vây ngày, lưới vây đêm, lưới cản, lưới quét, câu rạn.
Mức hỗ trợ, ngân sách hỗ trợ với mức bằng 5%/năm, tính trên số tiền vay thực tế của các chủ tàu cá nhưng mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng cho trường hợp đóng mới tàu cá và 200 triệu đồng cho trường hợp thay máy cải hoán, nâng cấp. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày vay vốn và kết thúc thời gian hỗ trợ trước ngày 31/12/2015.
Hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên làm việc trên các tàu cá có trong danh sách đăng ký thuyền viên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, có đủ điều kiện quy định, có học các lớp thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá đã được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của các cơ quan đào tạo theo thẩm quyền, thì được hỗ trợ.
Mục tiêu của đề án là khuyến khích phát triển và huy động tàu cá đánh bắt tại các vùng biển xa bờ nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lợi hải sản của đất nước; bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản ven bờ; ổn định đời sống, nâng cao thu nhập ngư dân ven biển; tăng cường hiện diện dân sự của tàu cá Việt Nam tại các vùng biển xa bờ, góp phần tích cực vào việc khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước./.
Số tiền này lấy từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và nguồn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách tỉnh.
Theo đó, các chủ tàu cá được hỗ trợ là ngư dân, tổ hợp tác, hợp tác xã của tỉnh Quảng Nam thực hiện đóng mới tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên hoặc thay máy cải hoán, nâng cấp tàu cá đang sử dụng có công suất dưới 90 CV thành tàu cá có công suất từ 90CV trở lên trong những năm thực hiện đề án (từ năm 2011-2015), để tham gia đánh bắt hải sản xa bờ bằng các nghề: câu mực khơi, chụp mực khơi, câu cá ngừ đại dương, lưới vây ngày, lưới vây đêm, lưới cản, lưới quét, câu rạn.
Mức hỗ trợ, ngân sách hỗ trợ với mức bằng 5%/năm, tính trên số tiền vay thực tế của các chủ tàu cá nhưng mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng cho trường hợp đóng mới tàu cá và 200 triệu đồng cho trường hợp thay máy cải hoán, nâng cấp. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày vay vốn và kết thúc thời gian hỗ trợ trước ngày 31/12/2015.
Hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên làm việc trên các tàu cá có trong danh sách đăng ký thuyền viên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, có đủ điều kiện quy định, có học các lớp thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá đã được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của các cơ quan đào tạo theo thẩm quyền, thì được hỗ trợ.
Mục tiêu của đề án là khuyến khích phát triển và huy động tàu cá đánh bắt tại các vùng biển xa bờ nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lợi hải sản của đất nước; bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản ven bờ; ổn định đời sống, nâng cao thu nhập ngư dân ven biển; tăng cường hiện diện dân sự của tàu cá Việt Nam tại các vùng biển xa bờ, góp phần tích cực vào việc khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước./.
Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)