Ngày 9/2 vừa qua, Trung Quốc đã công bố báo cáo điều tra toàn quốc lần đầu tiên về các nguồn ô nhiễm.
Trong khi nhiều nhà môi trường đánh giá cao cuộc điều tra này như một bước tiến lớn hướng tới sự minh bạch hơn trong vấn đề môi trường, những kết quả điều tra cho thấy Trung Quốc đang phải trả một cái giá khá đắt khi thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng.
Theo Nhật báo Thượng Hải, một số vấn đề nổi bật trong báo cáo có thể khiến người ta phải rùng mình! Đáng chú ý, mức độ ô nhiễm nguồn nước trong năm 2007 trên thực tế tồi tệ hơn gấp hai lần so với những con số chính thức công bố thời gian đó.
Với một quốc gia vẫn còn “sùng bái GDP,” báo cáo này thể hiện khía cạnh tiêu cực không tránh khỏi cho mô hình tăng trưởng kinh tế kéo dài vài thập kỷ qua mà trong đó, mức tăng GDP cao được coi là ưu tiên hàng đầu bất chấp mọi giá phải trả cho môi trường.
Tại cuộc họp báo ngày 9/2, Thứ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, Zhang Lijun, nhấn mạnh mối liên hệ giữa ô nhiễm và tăng trưởng công nghiệp: “Các chất gây ô nhiễm công nghiệp lan mạnh qua các vùng và khu công nghiệp.
Những nơi dân cư đông đúc và phát triển hơn cũng là các địa điểm dẫn đầu toàn quốc về các chất ô nhiễm chính như sulfur dioxide và nitrogen oxide. Đây là một vấn đề mang tính cấu trúc”.
Một thực tế đáng báo động hơn là ô nhiễm nông nghiệp, yếu tố lần đầu tiên được xem xét trong cuộc điều tra kéo dài 2 năm qua này. Và ô nhiễm nông nghiệp cũng đang là một mối đe dọa đến các hệ thống nước mong manh của Trung Quốc chẳng khác gì ô nhiễm công nghiệp.
Theo báo cáo, để phục vụ cho phát triển lượng nông nghiệp thì Nhu cầu oxygen hóa học (COD - một chỉ số quan trọng đánh giá ô nhiễm nước) là 13,24 triệu tấn. Mức này tương đương 43,7% COD toàn quốc.
Bài toán thiệt hại
Công bố những thực tế ảm đạm như vậy là động thái thẳng thắn đáng khen ngợi của Trung Quốc trong vấn đề môi trường.
Nhưng chỉ công khai là chưa đủ để có thể giảm bớt mức độ ô nhiễm trong tương lai, chừng nào một số quan chức, doanh nghiệp vẫn mù quáng tàn phá môi trường để phục vụ cho phát triển nhanh chóng.
Dưới ảnh hưởng của tật “sùng bái GDP,” những thủ phạm không nhận ra hoặc không quan tâm đến thực tế rằng tình trạng ô nhiễm tồi tệ hơn cuối cùng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của họ và xấu hơn thế là cản trở tăng trưởng ổn định.
Theo một số nghiên cứu, cứ 10 Nhân dân tệ (tương đương 1,46 USD) được tạo ra từ các hoạt động, thì một khoản chi phí tương đương 50% hoặc thậm chí cao hơn có thể cuối cùng sẽ bị mất cho các chi phí khắc phục, giải quyết hậu quả ô nhiễm.
Năm 2006, một thứ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường khác của Trung Quốc là Pan Yue từng viết trong một bài báo rằng “…theo những ước tính thực tế hơn thì thiệt hại môi trường ở mức 8-13% tăng trưởng GDP của Trung Quốc mỗi năm, nghĩa là vì ô nhiễm mà Trung Quốc đánh mất gần như tất cả những gì đạt được kể từ cuối thập niên 70”.
Thứ trưởng Zhang Lijun nhận xét mức độ ô nhiễm có thể lên đến đỉnh điểm khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD. Hiện thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc ở vào khoảng 2.100 USD, nhưng mức 3.000 USD thì rõ ràng đã đạt được ở một số khu vực duyên hải nơi công nghiệp nở rộ.
Theo quan chức trên, trong khi nhiều nước phương Tây bắt đầu giảm được mức độ ô nhiễm sau khi thu nhập bình quân đạt ngưỡng 8.000 USD, thì Trung Quốc với con đường phát triển riêng có thể sẽ kiềm chế dần được ô nhiễm ở ngưỡng sớm hơn.
Song, lúc này, cái giá đắt đã đến với không ít người dân. Một loạt làng dọc vùng duyên hải phía Đông thịnh vượng của Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng ung thư và ngộ độc chì tăng mạnh trong dân cư bởi các nhà máy hóa chất hoạt động gần đó.
Nhật báo Thượng Hải kết luận cuộc điều tra về ô nhiễm môi trường mới công bố kết quả là một hồi chuông cảnh báo rõ ràng. Nhưng những nỗ lực trong cuộc chiến này sẽ không dễ thực hiện bởi vẫn còn không ít doanh nghiệp bị lợi nhuận làm mờ mắt, vẫn còn không ít quan chức địa phương không biết định nghĩa nào khác về thịnh vượng ngoài những con số GDP./.
Trong khi nhiều nhà môi trường đánh giá cao cuộc điều tra này như một bước tiến lớn hướng tới sự minh bạch hơn trong vấn đề môi trường, những kết quả điều tra cho thấy Trung Quốc đang phải trả một cái giá khá đắt khi thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng.
Theo Nhật báo Thượng Hải, một số vấn đề nổi bật trong báo cáo có thể khiến người ta phải rùng mình! Đáng chú ý, mức độ ô nhiễm nguồn nước trong năm 2007 trên thực tế tồi tệ hơn gấp hai lần so với những con số chính thức công bố thời gian đó.
Với một quốc gia vẫn còn “sùng bái GDP,” báo cáo này thể hiện khía cạnh tiêu cực không tránh khỏi cho mô hình tăng trưởng kinh tế kéo dài vài thập kỷ qua mà trong đó, mức tăng GDP cao được coi là ưu tiên hàng đầu bất chấp mọi giá phải trả cho môi trường.
Tại cuộc họp báo ngày 9/2, Thứ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, Zhang Lijun, nhấn mạnh mối liên hệ giữa ô nhiễm và tăng trưởng công nghiệp: “Các chất gây ô nhiễm công nghiệp lan mạnh qua các vùng và khu công nghiệp.
Những nơi dân cư đông đúc và phát triển hơn cũng là các địa điểm dẫn đầu toàn quốc về các chất ô nhiễm chính như sulfur dioxide và nitrogen oxide. Đây là một vấn đề mang tính cấu trúc”.
Một thực tế đáng báo động hơn là ô nhiễm nông nghiệp, yếu tố lần đầu tiên được xem xét trong cuộc điều tra kéo dài 2 năm qua này. Và ô nhiễm nông nghiệp cũng đang là một mối đe dọa đến các hệ thống nước mong manh của Trung Quốc chẳng khác gì ô nhiễm công nghiệp.
Theo báo cáo, để phục vụ cho phát triển lượng nông nghiệp thì Nhu cầu oxygen hóa học (COD - một chỉ số quan trọng đánh giá ô nhiễm nước) là 13,24 triệu tấn. Mức này tương đương 43,7% COD toàn quốc.
Bài toán thiệt hại
Công bố những thực tế ảm đạm như vậy là động thái thẳng thắn đáng khen ngợi của Trung Quốc trong vấn đề môi trường.
Nhưng chỉ công khai là chưa đủ để có thể giảm bớt mức độ ô nhiễm trong tương lai, chừng nào một số quan chức, doanh nghiệp vẫn mù quáng tàn phá môi trường để phục vụ cho phát triển nhanh chóng.
Dưới ảnh hưởng của tật “sùng bái GDP,” những thủ phạm không nhận ra hoặc không quan tâm đến thực tế rằng tình trạng ô nhiễm tồi tệ hơn cuối cùng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của họ và xấu hơn thế là cản trở tăng trưởng ổn định.
Theo một số nghiên cứu, cứ 10 Nhân dân tệ (tương đương 1,46 USD) được tạo ra từ các hoạt động, thì một khoản chi phí tương đương 50% hoặc thậm chí cao hơn có thể cuối cùng sẽ bị mất cho các chi phí khắc phục, giải quyết hậu quả ô nhiễm.
Năm 2006, một thứ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường khác của Trung Quốc là Pan Yue từng viết trong một bài báo rằng “…theo những ước tính thực tế hơn thì thiệt hại môi trường ở mức 8-13% tăng trưởng GDP của Trung Quốc mỗi năm, nghĩa là vì ô nhiễm mà Trung Quốc đánh mất gần như tất cả những gì đạt được kể từ cuối thập niên 70”.
Thứ trưởng Zhang Lijun nhận xét mức độ ô nhiễm có thể lên đến đỉnh điểm khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD. Hiện thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc ở vào khoảng 2.100 USD, nhưng mức 3.000 USD thì rõ ràng đã đạt được ở một số khu vực duyên hải nơi công nghiệp nở rộ.
Theo quan chức trên, trong khi nhiều nước phương Tây bắt đầu giảm được mức độ ô nhiễm sau khi thu nhập bình quân đạt ngưỡng 8.000 USD, thì Trung Quốc với con đường phát triển riêng có thể sẽ kiềm chế dần được ô nhiễm ở ngưỡng sớm hơn.
Song, lúc này, cái giá đắt đã đến với không ít người dân. Một loạt làng dọc vùng duyên hải phía Đông thịnh vượng của Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng ung thư và ngộ độc chì tăng mạnh trong dân cư bởi các nhà máy hóa chất hoạt động gần đó.
Nhật báo Thượng Hải kết luận cuộc điều tra về ô nhiễm môi trường mới công bố kết quả là một hồi chuông cảnh báo rõ ràng. Nhưng những nỗ lực trong cuộc chiến này sẽ không dễ thực hiện bởi vẫn còn không ít doanh nghiệp bị lợi nhuận làm mờ mắt, vẫn còn không ít quan chức địa phương không biết định nghĩa nào khác về thịnh vượng ngoài những con số GDP./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)