Dầu thô tăng giá trên khắp các thị trường trong phiên giao dịch đầu tuần này, sau khi Liên minh châu Âu (EU) đồng ý về kế hoạch giải cứu Ireland.
Động thái này đã phần nào giúp giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng cuộc khủng hoảng nợ hiện nay có thể xuất hiện tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Giá dầu tăng bất chấp việc đồng USD mạnh lên so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Kể từ khi dầu mỏ và các loại hàng hóa khác được định giá bằng đồng USD, "đồng bạc xanh" mạnh sẽ khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ đối với nhà đầu tư sở hữu các ngoại tệ khác.
Kết thúc phiên 29/11 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 1,97 USD lên 85,73 USD/thùng, cho dù đồng euro trong phiên này có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/9 so với đồng USD, ở dưới ngưỡng 1,31 USD/euro.
Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,54 USD lên 87,34 USD/thùng.
Trong nỗ lực khôi phục vị thế của đồng euro cũng như của cả Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), EU chiều 28/11 đã nhất trí thông qua gói cứu trợ dành cho Ireland.
Theo các nhà phân tích thuộc Commerzbank có trụ sở ở Frankfurt, gói cứu trợ này lập tức giúp tâm lý thích đầu tư rủi ro, đồng thời tăng nhu cầu mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ.
Tuy nhiên, cũng theo Commerzbank, tình trạng nợ công cao ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng với những căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến nỗi lo sớm quay trở lại với các nhà đầu tư.
Chính những nguy cơ làm suy giảm kinh tế này có thể khiến giá dầu lùi về hướng 80 USD/thùng, hơn là tăng lên 90 USD/thùng trong tương lai gần.
Giá dầu giảm xuống gần mức 85 USD/thùng tại châu Á chiều 30/11, do giới đầu tư chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về dự trữ dầu và các chế phẩm dầu mỏ của nước này trong tuần trước, cùng với những đồn đoán về nhu cầu dầu thô đã mạnh hơn.
Theo thăm dò ý kiến các chuyên gia do Công ty thông tin năng lượng Platts thực hiện, dự trữ dầu thô của Mỹ có thể đã giảm 1,5 triệu thùng trong tuần qua.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 61 xu xuống 85,12 USD/thùng, ngược với đà tăng đêm trước tại Mỹ và châu Âu./.
Động thái này đã phần nào giúp giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng cuộc khủng hoảng nợ hiện nay có thể xuất hiện tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Giá dầu tăng bất chấp việc đồng USD mạnh lên so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Kể từ khi dầu mỏ và các loại hàng hóa khác được định giá bằng đồng USD, "đồng bạc xanh" mạnh sẽ khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ đối với nhà đầu tư sở hữu các ngoại tệ khác.
Kết thúc phiên 29/11 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 1,97 USD lên 85,73 USD/thùng, cho dù đồng euro trong phiên này có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/9 so với đồng USD, ở dưới ngưỡng 1,31 USD/euro.
Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,54 USD lên 87,34 USD/thùng.
Trong nỗ lực khôi phục vị thế của đồng euro cũng như của cả Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), EU chiều 28/11 đã nhất trí thông qua gói cứu trợ dành cho Ireland.
Theo các nhà phân tích thuộc Commerzbank có trụ sở ở Frankfurt, gói cứu trợ này lập tức giúp tâm lý thích đầu tư rủi ro, đồng thời tăng nhu cầu mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ.
Tuy nhiên, cũng theo Commerzbank, tình trạng nợ công cao ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng với những căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến nỗi lo sớm quay trở lại với các nhà đầu tư.
Chính những nguy cơ làm suy giảm kinh tế này có thể khiến giá dầu lùi về hướng 80 USD/thùng, hơn là tăng lên 90 USD/thùng trong tương lai gần.
Giá dầu giảm xuống gần mức 85 USD/thùng tại châu Á chiều 30/11, do giới đầu tư chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về dự trữ dầu và các chế phẩm dầu mỏ của nước này trong tuần trước, cùng với những đồn đoán về nhu cầu dầu thô đã mạnh hơn.
Theo thăm dò ý kiến các chuyên gia do Công ty thông tin năng lượng Platts thực hiện, dự trữ dầu thô của Mỹ có thể đã giảm 1,5 triệu thùng trong tuần qua.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 61 xu xuống 85,12 USD/thùng, ngược với đà tăng đêm trước tại Mỹ và châu Âu./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)