Ngay sau khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo sẽ IPO trong vài ngày tới, ngày 1/12 BIDV lại tiếp tục công bố thông tin giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Theo BIDV, ngày 1/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 2589/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp của BIDV. Theo đó, giá trị doanh nghiệp theo sổ sách đã được kiểm toán là 363.094 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 22.036 tỷ đồng. Giá trị doanh nghiệp theo định giá đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán là 381.317 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 40.259 tỷ đồng.
Trong Quyết định cũng nêu rõ BIDV không thực hiện điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá lại.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp BIDV được thực hiện bởi tổ chức tư vấn quốc tế Morgan Stanley theo 4 phương pháp: chiết khấu dòng tiền; phương pháp so sánh doanh nghiệp tương đồng; phương pháp so sánh giao dịch tiền lệ và phương pháp tài sản (trong đó nhà thầu phục là Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam thực hiện theo phương pháp tài sản).
Ngoài ra, còn có Công ty Ernst & Young Việt Nam tư vấn kiểm toán cho BIDV; Công ty luật hợp danh YK Việt Nam tư vấn pháp lý và Công ty cổ phần chứng khoán BIDV tư vấn bán đấu giá trong nước.
Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp BIDV do tư vấn thực hiện tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan của Nhà nước trong quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; đồng thời đảm bảo tính trung thực, hợp lý của kết quả định giá.
Như vậy, BIDV căn cứ giá trị phần vốn Nhà nước tịa doanh nghiệp để xác định quy mô và cơ cấu phát hành như sau: Vốn điều lệ làm căn cứ xác định giá trị phát hành là 28.251 tỷ đồng; mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
Cơ cấu phát hành: Nhà nước chiếm 78% sở hữu 2.203.607.796 cổ phần; bán đấu giá công khai 3% chiếm 84.754.146 cổ phần; bán cho người lao động 1% chiếm 28.251.382 cổ phần; bán cho tổ chức công đoàn 3% chiếm 84.754.146 cổ phần và bán cho cổ đồng chiến lược nước ngoài 15% chiếm 423.770.730 cổ phần.
Sẽ có 12 đơn vị làm đại lý đấu giá của BIDV là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương, Công ty chứng khoán Vndirect; Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, SSI, Công ty chứng khoán ACBS, Công ty Chứng khoán Bản Việt, Công ty chứng khoán Dầu khí, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty chứng khoán BIDV - BSC, Công ty Chứng khoán Quốc gia - NSI, Công ty chứng khoán Vietcombank.
Từ ngày 8-21/12 sẽ phát đơn đăng ký, nộp đơn và tiền đặt cọc; chậm nhất đến 15 giờ ngày 26/12 nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu trực tiếp vào thùng tại các đại lý đấu giá; ngày 28/12 sẽ tổ chức đấu giá tại Sở Giáo dịch Chứng khoán Hà Nội./.
Theo BIDV, ngày 1/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 2589/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp của BIDV. Theo đó, giá trị doanh nghiệp theo sổ sách đã được kiểm toán là 363.094 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 22.036 tỷ đồng. Giá trị doanh nghiệp theo định giá đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán là 381.317 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 40.259 tỷ đồng.
Trong Quyết định cũng nêu rõ BIDV không thực hiện điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá lại.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp BIDV được thực hiện bởi tổ chức tư vấn quốc tế Morgan Stanley theo 4 phương pháp: chiết khấu dòng tiền; phương pháp so sánh doanh nghiệp tương đồng; phương pháp so sánh giao dịch tiền lệ và phương pháp tài sản (trong đó nhà thầu phục là Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam thực hiện theo phương pháp tài sản).
Ngoài ra, còn có Công ty Ernst & Young Việt Nam tư vấn kiểm toán cho BIDV; Công ty luật hợp danh YK Việt Nam tư vấn pháp lý và Công ty cổ phần chứng khoán BIDV tư vấn bán đấu giá trong nước.
Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp BIDV do tư vấn thực hiện tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan của Nhà nước trong quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; đồng thời đảm bảo tính trung thực, hợp lý của kết quả định giá.
Như vậy, BIDV căn cứ giá trị phần vốn Nhà nước tịa doanh nghiệp để xác định quy mô và cơ cấu phát hành như sau: Vốn điều lệ làm căn cứ xác định giá trị phát hành là 28.251 tỷ đồng; mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
Cơ cấu phát hành: Nhà nước chiếm 78% sở hữu 2.203.607.796 cổ phần; bán đấu giá công khai 3% chiếm 84.754.146 cổ phần; bán cho người lao động 1% chiếm 28.251.382 cổ phần; bán cho tổ chức công đoàn 3% chiếm 84.754.146 cổ phần và bán cho cổ đồng chiến lược nước ngoài 15% chiếm 423.770.730 cổ phần.
Sẽ có 12 đơn vị làm đại lý đấu giá của BIDV là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương, Công ty chứng khoán Vndirect; Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, SSI, Công ty chứng khoán ACBS, Công ty Chứng khoán Bản Việt, Công ty chứng khoán Dầu khí, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty chứng khoán BIDV - BSC, Công ty Chứng khoán Quốc gia - NSI, Công ty chứng khoán Vietcombank.
Từ ngày 8-21/12 sẽ phát đơn đăng ký, nộp đơn và tiền đặt cọc; chậm nhất đến 15 giờ ngày 26/12 nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu trực tiếp vào thùng tại các đại lý đấu giá; ngày 28/12 sẽ tổ chức đấu giá tại Sở Giáo dịch Chứng khoán Hà Nội./.
Minh Thúy (Vietnam+)