Giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên mức cao nhất trong một tháng qua trong phiên giao dịch 17/1 trên thị trường châu Á vì tâm lý ưa mạo hiểm lại trỗi dậy sau khi Trung Quốc thông báo số liệu tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý cuối cùng của năm 2011.
Số liệu chính thức cho thấy trong quý 4/2011, kinh tế Trung Quốc đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước đó, dù là mức tăng chậm nhất trong hai năm rưỡi qua, song cao vượt dự đoán (8,7%) của các chuyên gia phân tích do hãng tin Reuters tiến hành lấy ý kiến thăm dò.
Theo chuyên gia Bonnie Liu thuộc Ngân hàng Macquarie tại Thượng Hải, thông tin không tồi từ Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường, khiến nhiều nhà đầu tư mạnh tay hơn với các tài sản rủi ro, trong đó có vàng.
Mặc dù cũng không đủ yếu để Bắc Kinh phải đẩy mạnh hơn chính sách nới lỏng tiền tệ, song thông tin trên cũng làm tăng hy vọng về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ để hỗ trợ giá các tài sản (bao gồm cả vàng).
Trong phiên 17/1 tại thị trường Singapore, giá vàng có lúc đã chạm mức cao nhất trong vòng một tháng qua, đạt 1.667,41 USD/ounce, trước khi lùi nhẹ xuống 1.665,84 USD/ounce vào lúc 7 giờ 53 GMT (14 giờ 53 phút theo giờ Việt Nam).
Trong khi đó, giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây còn tăng mạnh hơn (2,2% so với phiên cuối tuần trước) lên 1.667,20 USD/ounce.
Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ ngày 16/1.
Các kim loại quý khác, cùng với kim loại cơ bản và chứng khoán, bắt đà tăng mạnh sau khi Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý cuối năm 2011.
Thông tin từ Trung Quốc làm sáng lên triển vọng kinh tế toàn cầu đang bị cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu phủ bóng đen. Trong phiên 17/1 tại châu Á, giá bạc giao ngay tăng gần 2% lên 30,52 USD/ounce - phiên tăng mạnh nhất trong một tuần qua và giá bạch kim giao ngay cũng tăng 2,3% lên mức cao nhất trong 5 tuần rưỡi qua, đạt 1.527, trước khi giảm nhẹ xuống 1.523,24 USD/ounce vào lúc 7 giờ 53 GMT.
Trong một diễn biến liên quan, người đứng đầu nhà bán lẻ trang sức lớn nhất Ấn Độ cho biết nhu cầu vàng trang sức tại quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới này đã tăng 5-7% năm 2011 và dự kiến sẽ tăng thêm 10-15% trong năm nay./.
Số liệu chính thức cho thấy trong quý 4/2011, kinh tế Trung Quốc đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước đó, dù là mức tăng chậm nhất trong hai năm rưỡi qua, song cao vượt dự đoán (8,7%) của các chuyên gia phân tích do hãng tin Reuters tiến hành lấy ý kiến thăm dò.
Theo chuyên gia Bonnie Liu thuộc Ngân hàng Macquarie tại Thượng Hải, thông tin không tồi từ Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý lạc quan trên thị trường, khiến nhiều nhà đầu tư mạnh tay hơn với các tài sản rủi ro, trong đó có vàng.
Mặc dù cũng không đủ yếu để Bắc Kinh phải đẩy mạnh hơn chính sách nới lỏng tiền tệ, song thông tin trên cũng làm tăng hy vọng về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ để hỗ trợ giá các tài sản (bao gồm cả vàng).
Trong phiên 17/1 tại thị trường Singapore, giá vàng có lúc đã chạm mức cao nhất trong vòng một tháng qua, đạt 1.667,41 USD/ounce, trước khi lùi nhẹ xuống 1.665,84 USD/ounce vào lúc 7 giờ 53 GMT (14 giờ 53 phút theo giờ Việt Nam).
Trong khi đó, giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây còn tăng mạnh hơn (2,2% so với phiên cuối tuần trước) lên 1.667,20 USD/ounce.
Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ ngày 16/1.
Các kim loại quý khác, cùng với kim loại cơ bản và chứng khoán, bắt đà tăng mạnh sau khi Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý cuối năm 2011.
Thông tin từ Trung Quốc làm sáng lên triển vọng kinh tế toàn cầu đang bị cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu phủ bóng đen. Trong phiên 17/1 tại châu Á, giá bạc giao ngay tăng gần 2% lên 30,52 USD/ounce - phiên tăng mạnh nhất trong một tuần qua và giá bạch kim giao ngay cũng tăng 2,3% lên mức cao nhất trong 5 tuần rưỡi qua, đạt 1.527, trước khi giảm nhẹ xuống 1.523,24 USD/ounce vào lúc 7 giờ 53 GMT.
Trong một diễn biến liên quan, người đứng đầu nhà bán lẻ trang sức lớn nhất Ấn Độ cho biết nhu cầu vàng trang sức tại quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới này đã tăng 5-7% năm 2011 và dự kiến sẽ tăng thêm 10-15% trong năm nay./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)