Thực hiện tám nhóm giải pháp để tăng tốc bền vững cho du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng là kết luận chung tại hội thảo “Tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng” tổ chức tại Đà Lạt ngày 10/3.
Vấn nạn ăn xổi tài nguyên trong du lịch, việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả, sự bức xúc về nguồn nhân lực... được các đại biểu thẳng thắn nêu ra, dẫn chứng rất cụ thể đã làm nóng diễn đàn hội thảo. Đồng thời, các đại biểu cũng đã tranh luận sôi nổi về những giải pháp thiết thực, có tầm chiến lược và khả thi.
Theo đó, có tám nhóm giải pháp lớn, gắn bó hữu cơ với nhau cần được triển khai thực hiện một cách đồng bộ là công tác quy hoạch và thu hút đầu tư; sản phẩm du lịch với việc xây dựng được những sản phẩm có nét độc đáo riêng như du lịch hoa.
Bên cạnh đó cần giữ gìn và phát triển rừng nội ô Đà Lạt, các cảnh quan thiên nhiên như hồ, thác, chỉnh sửa các công trình kiến trúc phản cảm; quảng bá xúc tiến du lịch bằng những hình ảnh, sản phẩm độc đáo phù hợp cho từng nhóm đối tượng của từng thị trường cũng được yêu cầu phải làm thật tốt.
Liên kết du lịch; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành du lịch; nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và củng cố, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng nằm trong số các giải pháp trên.
Ông Nguyễn văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam khẳng định việc hội thảo tranh luận và thống nhất được các nhóm giải pháp với nhiều nội dung cần làm cụ thể cho từng nhóm giải pháp là một kết quả quan trọng giúp các nhà quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra những chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động phù hợp nhất, khả thi nhất cho du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng phát triển đúng hướng, nhanh và bền vững.
Tổng cục du lịch sẽ phối hợp với tỉnh Lâm Đồng cùng các doanh nghiệp du lịch lớn sớm triển khai những giải pháp này để Đà Lạt thực sự là trung tâm du lịch lớn của cả nước và du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực cho Đà Lạt-Lâm Đồng trong những thập niên tới./.
Vấn nạn ăn xổi tài nguyên trong du lịch, việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả, sự bức xúc về nguồn nhân lực... được các đại biểu thẳng thắn nêu ra, dẫn chứng rất cụ thể đã làm nóng diễn đàn hội thảo. Đồng thời, các đại biểu cũng đã tranh luận sôi nổi về những giải pháp thiết thực, có tầm chiến lược và khả thi.
Theo đó, có tám nhóm giải pháp lớn, gắn bó hữu cơ với nhau cần được triển khai thực hiện một cách đồng bộ là công tác quy hoạch và thu hút đầu tư; sản phẩm du lịch với việc xây dựng được những sản phẩm có nét độc đáo riêng như du lịch hoa.
Bên cạnh đó cần giữ gìn và phát triển rừng nội ô Đà Lạt, các cảnh quan thiên nhiên như hồ, thác, chỉnh sửa các công trình kiến trúc phản cảm; quảng bá xúc tiến du lịch bằng những hình ảnh, sản phẩm độc đáo phù hợp cho từng nhóm đối tượng của từng thị trường cũng được yêu cầu phải làm thật tốt.
Liên kết du lịch; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành du lịch; nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và củng cố, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng nằm trong số các giải pháp trên.
Ông Nguyễn văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam khẳng định việc hội thảo tranh luận và thống nhất được các nhóm giải pháp với nhiều nội dung cần làm cụ thể cho từng nhóm giải pháp là một kết quả quan trọng giúp các nhà quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra những chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động phù hợp nhất, khả thi nhất cho du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng phát triển đúng hướng, nhanh và bền vững.
Tổng cục du lịch sẽ phối hợp với tỉnh Lâm Đồng cùng các doanh nghiệp du lịch lớn sớm triển khai những giải pháp này để Đà Lạt thực sự là trung tâm du lịch lớn của cả nước và du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực cho Đà Lạt-Lâm Đồng trong những thập niên tới./.
Phan Văn Đông (Vietnam+)