Ngày 17/8, Thư viện tỉnh Thanh Hóa giới thiệu bản dịch bộ sách chuyên khảo về địa lý Thanh Hóa mang tên "Le Thanh Hoa" của tác giả Charles Robequain - cựu hội viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, tiến sỹ Văn khoa soạn thảo và được Nhà xuất bản G.Van (Pháp) xuất bản năm 1929.
Dịch giả của bộ sách này là hai nhà giáo lão thành người Thanh Hóa Nguyễn Xuân Dương và Lâm Phúc Giáp.
"Le Thanh Hoa" - Xứ Thanh Hóa được đánh giá là một công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội, con người xứ Thanh khá công phu và khoa học.
Dưới con mắt của tác giả Charles Robequain, tính cách và con người Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ 20 được đánh giá là rất cần cù, quả cảm, chịu thương chịu khó nhưng vẫn mang những nhược điểm cố hữu như không chịu học hỏi, tích lũy kiến thức... Robequain đã phát hiện ra Thanh Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng về văn hóa và kinh tế.
Bản dịch "Le Thanh Hoa" được chia thành bốn quyển; trong đó, quyển 1 nói về khí hậu Thanh Hóa; quyển 2 nói về vùng miền núi và thượng du Thanh Hóa với những nhóm sắc tộc chính, kinh tế nông nghiệp, phân bố dân cư và tổ chức xã hội cũng như chế độ sở hữu của người miền núi Thanh Hóa; quyển 3 viết về vùng châu thổ Thanh Hóa với những nghề nghiệp đặc trưng như nghề đánh cá, nghề thủ công và thương nghiệp... và quyển 4 nói lên công trạng của nước Pháp trong công cuộc khai phá thuộc địa, trong đó có tỉnh Thanh Hóa...
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc Thư viện tỉnh Thanh Hóa khẳng định rằng nhóm dịch giả Nguyễn Xuân Dương, Lâm Phúc Giáp khi dịch "Le Thanh Hoa" đã tôn trọng nguyên bản, kể cả văn phong, câu chữ, cũng như cách trình bày của sách và đảm bảo tính tương thích giữa các trang trong bản nguyên gốc và bản dịch.
Bản dịch này chỉ có ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu vì trong bản dịch vẫn còn nhiều câu văn, lời văn rườm rà, dấu chấm, phẩy chưa phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt, do tuân thủ nguyên tắc dịch nguyên bản. Thư viện Thanh Hóa mong muốn nhận được nhiều đóng góp của bạn đọc và các nhà nghiên cứu để có thể từng bước hoàn chỉnh bản dịch nhằm sớm xuất bản phục vụ rộng rãi bạn đọc gần xa./.
Dịch giả của bộ sách này là hai nhà giáo lão thành người Thanh Hóa Nguyễn Xuân Dương và Lâm Phúc Giáp.
"Le Thanh Hoa" - Xứ Thanh Hóa được đánh giá là một công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội, con người xứ Thanh khá công phu và khoa học.
Dưới con mắt của tác giả Charles Robequain, tính cách và con người Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ 20 được đánh giá là rất cần cù, quả cảm, chịu thương chịu khó nhưng vẫn mang những nhược điểm cố hữu như không chịu học hỏi, tích lũy kiến thức... Robequain đã phát hiện ra Thanh Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng về văn hóa và kinh tế.
Bản dịch "Le Thanh Hoa" được chia thành bốn quyển; trong đó, quyển 1 nói về khí hậu Thanh Hóa; quyển 2 nói về vùng miền núi và thượng du Thanh Hóa với những nhóm sắc tộc chính, kinh tế nông nghiệp, phân bố dân cư và tổ chức xã hội cũng như chế độ sở hữu của người miền núi Thanh Hóa; quyển 3 viết về vùng châu thổ Thanh Hóa với những nghề nghiệp đặc trưng như nghề đánh cá, nghề thủ công và thương nghiệp... và quyển 4 nói lên công trạng của nước Pháp trong công cuộc khai phá thuộc địa, trong đó có tỉnh Thanh Hóa...
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc Thư viện tỉnh Thanh Hóa khẳng định rằng nhóm dịch giả Nguyễn Xuân Dương, Lâm Phúc Giáp khi dịch "Le Thanh Hoa" đã tôn trọng nguyên bản, kể cả văn phong, câu chữ, cũng như cách trình bày của sách và đảm bảo tính tương thích giữa các trang trong bản nguyên gốc và bản dịch.
Bản dịch này chỉ có ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu vì trong bản dịch vẫn còn nhiều câu văn, lời văn rườm rà, dấu chấm, phẩy chưa phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt, do tuân thủ nguyên tắc dịch nguyên bản. Thư viện Thanh Hóa mong muốn nhận được nhiều đóng góp của bạn đọc và các nhà nghiên cứu để có thể từng bước hoàn chỉnh bản dịch nhằm sớm xuất bản phục vụ rộng rãi bạn đọc gần xa./.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)