Chiều 26/11 tại Hà Nội, Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tổ chức giới thiệu về Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 và Công bố nhận diện về trang web của Diễn đàn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch Liên minh VBF nhấn mạnh: VBF là một kênh đối thoại chính sách giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với mục đích xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
Chia sẻ thông tin với báo chí về sự chuyển giao lãnh đạo Liên minh VBF, ông Vũ Tiến Lộc cho biết: Tháng 2/2012, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã chính thức chuyển giao vai trò thư ký điều phối VBF cho Liên minh gồm 14 Phòng Thương mại và Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để cộng đồng doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển bền vững của Diễn đàn. Liên minh cũng vừa chào đón sự tham gia của Hiệp hội doanh nghiệp Thụy sỹ tại Việt Nam vào tháng 7/2012 nâng tổng số Phòng Thương mại và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia Liên minh lên 15.
Liên minh VBF được điều hành bởi Hội đồng quản trị do hai Đồng chủ tịch đứng đầu ( gồm đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài). Trong nhiệm kỳ 2012, hai Đồng Chủ tịch của Liên minh là ông Alain Cany, Nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam và ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.
Để đảm nhận vai trò Ban Thư ký VBF từ IFC, Liên minh VBF đã lập một Ban Thư ký mới điều phối các hoạt động thường nhật của Diễn đàn. Cơ chế hoạt động của Diễn đàn, cấu trúc và hoạt động của các Nhóm công tác cũng như các phiên đối thoại với các cơ quan chính phủ vẫn được duy trì như cũ.
Nhân dịp này, ông Alain Cany, Đồng Chủ tịch Liên minh VBF đã giới thiệu về một số tiến triển hoạt động và đổi mới của VBF sau chuyển giao. Ban đầu có 7 nhóm công tác trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn, đầu tư và thương mại, cơ sở hạ tầng, du lịch, giáo dục và khoáng sản được củng cố về tổ chức và đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị cho nhiều dự thảo quy định, chính sách quan trọng của Chính phủ. Các phiên đối thoại với đại diện các cơ quan nhà nước được nâng cao cả về chất và lượng. Mới đây, bước phát triển mới nhất của Diễn đàn được đánh dấu bởi sự hình thành của Nhóm Công tác mới về Công nghiệp ôtô, xe máy.
Cũng theo ông Alain Cany, Liên minh VBF đã quyết định triển khai xây dựng bộ nhận diện mới cho VBF nhằm thể hiện tinh thần hợp tác xây dựng nền tảng vững chắc cho kênh đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, đánh thức các cơ hội và khả năng to lớn cho Việt Nam.
Trang web diễn đàn tại địa chỉ http://www.vbf.org.vn đã được nâng cấp để hỗ trợ quá trình nâng cao nhận thức về vai trò và hoạt động của Diễn đàn, cải thiện hồ sơ trực tuyến và hỗ trợ mục tiêu chung của Diễn đàn thông qua phương thức trao đổi hiệu quả, phát triển nội dung và xây dựng diễn đàn thảo luận nội bộ cho các thành viên./.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch Liên minh VBF nhấn mạnh: VBF là một kênh đối thoại chính sách giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với mục đích xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
Chia sẻ thông tin với báo chí về sự chuyển giao lãnh đạo Liên minh VBF, ông Vũ Tiến Lộc cho biết: Tháng 2/2012, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã chính thức chuyển giao vai trò thư ký điều phối VBF cho Liên minh gồm 14 Phòng Thương mại và Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để cộng đồng doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển bền vững của Diễn đàn. Liên minh cũng vừa chào đón sự tham gia của Hiệp hội doanh nghiệp Thụy sỹ tại Việt Nam vào tháng 7/2012 nâng tổng số Phòng Thương mại và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia Liên minh lên 15.
Liên minh VBF được điều hành bởi Hội đồng quản trị do hai Đồng chủ tịch đứng đầu ( gồm đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài). Trong nhiệm kỳ 2012, hai Đồng Chủ tịch của Liên minh là ông Alain Cany, Nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam và ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.
Để đảm nhận vai trò Ban Thư ký VBF từ IFC, Liên minh VBF đã lập một Ban Thư ký mới điều phối các hoạt động thường nhật của Diễn đàn. Cơ chế hoạt động của Diễn đàn, cấu trúc và hoạt động của các Nhóm công tác cũng như các phiên đối thoại với các cơ quan chính phủ vẫn được duy trì như cũ.
Nhân dịp này, ông Alain Cany, Đồng Chủ tịch Liên minh VBF đã giới thiệu về một số tiến triển hoạt động và đổi mới của VBF sau chuyển giao. Ban đầu có 7 nhóm công tác trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn, đầu tư và thương mại, cơ sở hạ tầng, du lịch, giáo dục và khoáng sản được củng cố về tổ chức và đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị cho nhiều dự thảo quy định, chính sách quan trọng của Chính phủ. Các phiên đối thoại với đại diện các cơ quan nhà nước được nâng cao cả về chất và lượng. Mới đây, bước phát triển mới nhất của Diễn đàn được đánh dấu bởi sự hình thành của Nhóm Công tác mới về Công nghiệp ôtô, xe máy.
Cũng theo ông Alain Cany, Liên minh VBF đã quyết định triển khai xây dựng bộ nhận diện mới cho VBF nhằm thể hiện tinh thần hợp tác xây dựng nền tảng vững chắc cho kênh đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, đánh thức các cơ hội và khả năng to lớn cho Việt Nam.
Trang web diễn đàn tại địa chỉ http://www.vbf.org.vn đã được nâng cấp để hỗ trợ quá trình nâng cao nhận thức về vai trò và hoạt động của Diễn đàn, cải thiện hồ sơ trực tuyến và hỗ trợ mục tiêu chung của Diễn đàn thông qua phương thức trao đổi hiệu quả, phát triển nội dung và xây dựng diễn đàn thảo luận nội bộ cho các thành viên./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)