Dù phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao và sự tăng giá của đồng nội tệ trong đợt bơm tiền mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các nền kinh tế châu Á tỏ ý hoan nghênh chương trình kích thích kinh tế mới và coi đó là cơ hội để thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại.
Đợt bơm tiền năm 2010 của Washington vào các thị trường tài chính đã làm dấy lên mối lo ngại trong khu vực rằng dòng "tiền nóng" sẽ làm bất ổn các nền kinh tế và khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ.
Ngân hàng DBS cho biết từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011, dự trữ ngoại hối đã tăng gần 2.000 tỷ USD, các thị trường chứng khoán tăng 21% và các đồng tiền khu vực tăng 8,1%. Song với việc đồng USD rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng yen, một cuộc chiến tranh tiền tệ không xảy ra như lời đồn đoán trước đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và các nhà đầu tư tỏ ra "thờ ơ" và đứng ngoài thị trường.
Chương trình nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3) của FED, được đưa ra cách đây 6 tuần, vào thời điểm nhịp độ tăng trưởng của châu Á bị tác động tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và kinh tế Mỹ "ì ạch" lê bước. Đã có những dấu hiệu cho thấy dòng tiền lại tiếp tục đổ vào các nền kinh tế đang phát triển như Indonesia và Philippines.
Thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán) Hong Kong đã tăng 10%, kể từ khi QE3 được tung ra. Cơ quan Tiền tệ Hong Kong cho biết nhu cầu đối với đồng đôla Hong Kong đã gia tăng và xu hướng tương tự cũng xảy ra đối với các đồng tiền khác tại châu Á.
Các nhà phân tích đánh giá QE3 sẽ là một nhân tố tích cực, trong bối cảnh kinh tế còn bấp bênh như hiện nay. Tuy Trung Quốc nói họ quan ngại nhiều về QE3 nhưng đã dịu giọng hơn so với năm 2010.
Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng tại châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight, nhận định QE3 đang trợ giúp các nền kinh tế châu Á, thông qua việc giúp kinh tế Mỹ có đà phục hồi và duy trì nhu cầu của nước này đối với hàng hóa xuất khẩu của châu Á. Dòng vốn đổ vào sẽ giúp gia tăng đầu tư và nhu cầu trong nước, đồng thời đẩy giá tài sản đi lên. Trong năm nay, thị trường chứng khoán Thái Lan, Philippines và Singapore tăng lần lượt 25%, 24% và 15%./.
Đợt bơm tiền năm 2010 của Washington vào các thị trường tài chính đã làm dấy lên mối lo ngại trong khu vực rằng dòng "tiền nóng" sẽ làm bất ổn các nền kinh tế và khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ.
Ngân hàng DBS cho biết từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011, dự trữ ngoại hối đã tăng gần 2.000 tỷ USD, các thị trường chứng khoán tăng 21% và các đồng tiền khu vực tăng 8,1%. Song với việc đồng USD rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng yen, một cuộc chiến tranh tiền tệ không xảy ra như lời đồn đoán trước đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và các nhà đầu tư tỏ ra "thờ ơ" và đứng ngoài thị trường.
Chương trình nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3) của FED, được đưa ra cách đây 6 tuần, vào thời điểm nhịp độ tăng trưởng của châu Á bị tác động tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và kinh tế Mỹ "ì ạch" lê bước. Đã có những dấu hiệu cho thấy dòng tiền lại tiếp tục đổ vào các nền kinh tế đang phát triển như Indonesia và Philippines.
Thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán) Hong Kong đã tăng 10%, kể từ khi QE3 được tung ra. Cơ quan Tiền tệ Hong Kong cho biết nhu cầu đối với đồng đôla Hong Kong đã gia tăng và xu hướng tương tự cũng xảy ra đối với các đồng tiền khác tại châu Á.
Các nhà phân tích đánh giá QE3 sẽ là một nhân tố tích cực, trong bối cảnh kinh tế còn bấp bênh như hiện nay. Tuy Trung Quốc nói họ quan ngại nhiều về QE3 nhưng đã dịu giọng hơn so với năm 2010.
Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng tại châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight, nhận định QE3 đang trợ giúp các nền kinh tế châu Á, thông qua việc giúp kinh tế Mỹ có đà phục hồi và duy trì nhu cầu của nước này đối với hàng hóa xuất khẩu của châu Á. Dòng vốn đổ vào sẽ giúp gia tăng đầu tư và nhu cầu trong nước, đồng thời đẩy giá tài sản đi lên. Trong năm nay, thị trường chứng khoán Thái Lan, Philippines và Singapore tăng lần lượt 25%, 24% và 15%./.
Trà My (TTXVN)