Mặc dù Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm đến năm 2020, nhưng tiến độ thực hiện các dự án giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm vẫn còn rất chậm, làm ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát giết mổ, cung cấp thực phẩm an toàn của thành phố.
Để bảo đảm chỉ tiêu, kế hoạch thành phố đã đề ra, từng bước hạn chế giết mổ nhỏ lẻ, khó kiểm soát, không bảo đảm an toàn thực phẩm, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, sớm đưa vào khai thác sử dụng.
Bên cạnh đó, chủ động kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng giết mổ tại các khu vực, địa bàn dự kiến chịu sự tác động của dự án và lập phương án liên kết với các cơ sở giết mổ thủ công, đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác dự án sau đầu tư.
Theo Quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổ gia súc gia cầm hoàn chỉnh; tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm gia súc gia cầm, đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được giết mổ, bảo quản, chế biến tại các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp; tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ, phân tán, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ nay đến năm 2015, Hà Nội xây dựng 8 cơ sở giết mổ công nghiệp, với công suất là 34 tấn thịt trâu bò/ngày, 245 tấn thịt lợn/ngày, 78 tấn thịt gia cầm/ngày và công suất chế biến thực phẩm là 98 tấn/ngày; đáp ứng được 40% nhu cầu giết mổ trâu bò, 50,4% nhu cầu giết mổ lợn, 43,3% nhu cầu giết mổ gia cầm và chế biến đạt 12,6% so với nhu cầu giết mổ.
Các cơ sở công nghiệp đảm bảo 50-70% khối lượng thịt chế biến sau giết mổ trên địa bàn.
Giai đoạn 2015-2020, thành phố đề ra mục tiêu hoàn thiện các cơ sở giết mổ đã xây dựng để đảm bảo hoạt động với công suất thiết kế, xây dựng thêm hai cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp với tổng công suất 70 tấn thịt lợn, 66 tấn thịt gia cầm/ngày và 50 tấn thực phẩm chế biến/ngày, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2016.
Tổng công suất giết mổ thiết kế của 10 cơ sở công nghiệp đến năm 2020 là 54 tấn thịt trâu bò/ngày, 405 tấn thịt lợn/ngày và 144 tấn thịt gia cầm/ngày./.
Để bảo đảm chỉ tiêu, kế hoạch thành phố đã đề ra, từng bước hạn chế giết mổ nhỏ lẻ, khó kiểm soát, không bảo đảm an toàn thực phẩm, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, sớm đưa vào khai thác sử dụng.
Bên cạnh đó, chủ động kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng giết mổ tại các khu vực, địa bàn dự kiến chịu sự tác động của dự án và lập phương án liên kết với các cơ sở giết mổ thủ công, đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác dự án sau đầu tư.
Theo Quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổ gia súc gia cầm hoàn chỉnh; tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm gia súc gia cầm, đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được giết mổ, bảo quản, chế biến tại các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp; tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ, phân tán, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ nay đến năm 2015, Hà Nội xây dựng 8 cơ sở giết mổ công nghiệp, với công suất là 34 tấn thịt trâu bò/ngày, 245 tấn thịt lợn/ngày, 78 tấn thịt gia cầm/ngày và công suất chế biến thực phẩm là 98 tấn/ngày; đáp ứng được 40% nhu cầu giết mổ trâu bò, 50,4% nhu cầu giết mổ lợn, 43,3% nhu cầu giết mổ gia cầm và chế biến đạt 12,6% so với nhu cầu giết mổ.
Các cơ sở công nghiệp đảm bảo 50-70% khối lượng thịt chế biến sau giết mổ trên địa bàn.
Giai đoạn 2015-2020, thành phố đề ra mục tiêu hoàn thiện các cơ sở giết mổ đã xây dựng để đảm bảo hoạt động với công suất thiết kế, xây dựng thêm hai cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp với tổng công suất 70 tấn thịt lợn, 66 tấn thịt gia cầm/ngày và 50 tấn thực phẩm chế biến/ngày, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2016.
Tổng công suất giết mổ thiết kế của 10 cơ sở công nghiệp đến năm 2020 là 54 tấn thịt trâu bò/ngày, 405 tấn thịt lợn/ngày và 144 tấn thịt gia cầm/ngày./.
P.A (TTXVN)