Ngày 21/6, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã làm việc với Sở Xây dựng thành phố về tình hình thực hiện nhiệm vụ sáu tháng đầu năm và triển khai các chương trình, kế hoạch, giải pháp sáu tháng cuối năm nay.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Sở Xây dựng đã đạt được trong công tác quản lý chuyên ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị. Đây được xác định là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của thành phố.
Bên cạnh đó, Sở cũng tích cực trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị đi liền với quản lý như cấp, thoát nước, chiếu sáng, xử lý nước, rác thải, môi trường cây xanh công viên, nghĩa trang… trong khi nguồn vốn còn rất hạn chế, khó khăn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng chỉ rõ một số tồn tại của ngành xây dựng, nổi bật nhất là tình trạng tái phát về vi phạm trật tự xây dựng kể cả trong nội thành và ngoại thành. 1.700 vụ tái phạm ở thành phố, phần lớn thuộc cấp phép của các quận, nhưng quản lý chung có trách nhiệm của ngành, từ khâu cấp phép đến nhiệm vụ giám sát.
Đối với vấn đề nhà ở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, cải tạo chung cư cũ, bán nhà 61 và quản lý quỹ nhà biệt thự vẫn còn nhiều phức tạp, tiến độ triển khai thực hiện còn rất chậm. Các cơ quan chức năng mới chú tâm vào việc thỏa thuận đầu tư xây dựng mới, chứ chưa chú trọng đến quản lý vì các nhà này đã hết thời hạn sử dụng. Còn đối với các dự án nhà tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở sinh viên, cách triển khai hiện nay không đạt yêu cầu, khi các quận, huyện có tới 22 dự án chậm tiến độ…
Để khắc phục những tồn tại trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu ngành xây dựng thành phố tập trung xây dựng cơ chế quản lý, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý sau đầu tư, kể cả xã hội hóa đầu tư trong mọi lĩnh vực. Sở phải tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng nhất là trong quản lý cấp phép. Thành phố yêu cầu Ngành, với vai trò chủ chốt phải triển khai “tổng tấn công,” không thể để các vi phạm trật tự xây dựng ngang nhiên tái phạm như thời gian qua.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Xây dựng và các ngành liên quan đặc biệt lưu ý đến tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như Nhà hát Thăng Long, khu đô thị Tây Hồ Tây. Với những dự án cấp bách, các ngành phải chủ động ghi vốn và bố trí phù hợp để dự án hoàn thành đúng tiến độ cam kết, không gây bức xúc cho nhân dân.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, sau một thời gian im ắng, tình trạng xây dựng không phép, sai phép ở khu vực nội thành Hà Nội đang tái phát với mức độ nghiêm trọng. 17 tháng qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, có trên 1.000 trường hợp xây không phép trên đất nông nghiệp, đất công; gần 560 trường hợp cơi nới, lấn chiếm, xây dựng không phép và 106 vụ xây sai với giấy phép được cấp.
Đến nay, các lực lượng chức năng đã cưỡng chế phá dỡ 600 công trình vi phạm và yêu cầu tự phá dỡ trên 300 công trình khác. Hiện, còn tồn đọng gần 800 công trình đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết, xử lý dứt điểm.
Về vấn đề thoát nước, mặc dù Sở đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, song qua các trận mưa gần đây, 2 giờ lên tới 100-120mm, trong 30 phút đầu lên tới 70mm, trong đó có chín điểm úng ngập, Sở đã rút kinh nghiệm và có những giải pháp kịp thời cũng như về lâu dài./.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Sở Xây dựng đã đạt được trong công tác quản lý chuyên ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị. Đây được xác định là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của thành phố.
Bên cạnh đó, Sở cũng tích cực trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị đi liền với quản lý như cấp, thoát nước, chiếu sáng, xử lý nước, rác thải, môi trường cây xanh công viên, nghĩa trang… trong khi nguồn vốn còn rất hạn chế, khó khăn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng chỉ rõ một số tồn tại của ngành xây dựng, nổi bật nhất là tình trạng tái phát về vi phạm trật tự xây dựng kể cả trong nội thành và ngoại thành. 1.700 vụ tái phạm ở thành phố, phần lớn thuộc cấp phép của các quận, nhưng quản lý chung có trách nhiệm của ngành, từ khâu cấp phép đến nhiệm vụ giám sát.
Đối với vấn đề nhà ở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, cải tạo chung cư cũ, bán nhà 61 và quản lý quỹ nhà biệt thự vẫn còn nhiều phức tạp, tiến độ triển khai thực hiện còn rất chậm. Các cơ quan chức năng mới chú tâm vào việc thỏa thuận đầu tư xây dựng mới, chứ chưa chú trọng đến quản lý vì các nhà này đã hết thời hạn sử dụng. Còn đối với các dự án nhà tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở sinh viên, cách triển khai hiện nay không đạt yêu cầu, khi các quận, huyện có tới 22 dự án chậm tiến độ…
Để khắc phục những tồn tại trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu ngành xây dựng thành phố tập trung xây dựng cơ chế quản lý, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý sau đầu tư, kể cả xã hội hóa đầu tư trong mọi lĩnh vực. Sở phải tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng nhất là trong quản lý cấp phép. Thành phố yêu cầu Ngành, với vai trò chủ chốt phải triển khai “tổng tấn công,” không thể để các vi phạm trật tự xây dựng ngang nhiên tái phạm như thời gian qua.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Xây dựng và các ngành liên quan đặc biệt lưu ý đến tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như Nhà hát Thăng Long, khu đô thị Tây Hồ Tây. Với những dự án cấp bách, các ngành phải chủ động ghi vốn và bố trí phù hợp để dự án hoàn thành đúng tiến độ cam kết, không gây bức xúc cho nhân dân.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, sau một thời gian im ắng, tình trạng xây dựng không phép, sai phép ở khu vực nội thành Hà Nội đang tái phát với mức độ nghiêm trọng. 17 tháng qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, có trên 1.000 trường hợp xây không phép trên đất nông nghiệp, đất công; gần 560 trường hợp cơi nới, lấn chiếm, xây dựng không phép và 106 vụ xây sai với giấy phép được cấp.
Đến nay, các lực lượng chức năng đã cưỡng chế phá dỡ 600 công trình vi phạm và yêu cầu tự phá dỡ trên 300 công trình khác. Hiện, còn tồn đọng gần 800 công trình đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết, xử lý dứt điểm.
Về vấn đề thoát nước, mặc dù Sở đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, song qua các trận mưa gần đây, 2 giờ lên tới 100-120mm, trong 30 phút đầu lên tới 70mm, trong đó có chín điểm úng ngập, Sở đã rút kinh nghiệm và có những giải pháp kịp thời cũng như về lâu dài./.
Minh Nghĩa (TTXVN)