Trong mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh, sạch, chất thải rắn được phân loại, tận thu tối đa và xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Hoạt động tái chế chất thải rắn phát triển thành ngành công nghiệp tiên tiến, góp phần giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, chất thải nguy hại được xử lý triệt để không gây ô nhiễm môi trường. Tổng mức đầu tư thực hiện được quy hoạch này trên 107.000 tỷ đồng.
Sáng 6/12, tại Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, thu gom và xử lý theo các công nghệ như: Tái chế, sản xuất phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh theo 3 vùng. Vùng một, bao gồm đô thị nội đô lịch sử, khu vực vành đai 2 đến sông Nhuệ (Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai). Khu đô thị Mê Linh-Đông Anh, khu đô thị Đông Anh, đô thị Yên Viên-Long Biên-Gia Lâm, khu đô thị Sóc Sơn, thị trấn Kim Hoa, thị trấn Nỉ, Phù Đổng, khu vực nông thôn huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Chất thải rắn vùng này được xử lý tại các khu xử lý Nam Sơn, Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng và Cầu Diễn.
Vùng hai, bao gồm một phần chuổi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc huyện Thanh Trì, Thanh Oai và quận Hà Đông), đô thị Phú Xuyên, các thị trấn Thường Tín, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa và khu vực nông thôn và các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Rác thải ở vùng này được xử lý tại các khu xử lý Cao Dương, Châu Can, Mỹ Thành, Hợp Thanh, Vân Đình và Đông Lỗ.
Vùng ba, bao gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức); đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai; các thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn; các thị trấn Tây Đằng, Phùng, Phúc Thọ (cũ) và khu vực nông thôn Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, ngoại đô thị xã Sơn Tây. Vùng này được xử lý tại các khu xử lý Đồng Né, Núi Thoong, Lại Thượng, Đan Phượng và Xuân Sơn.
Ngoài ra, còn quy hoạch xử lý bùn bể phốt, chất thải rắn công nghiệp, xây dựng, y tế, bùn thải thoát nước. Tổng thể toàn thành phố sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn và 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải.
Trong tổng mức đầu tư sẽ phân bổ thực hiện các giai đoạn như sau: từ nay đến đến năm 2020 gần 18.000 tỷ đồng, từ 2021 đến 2030 trên 27.000 tỷ và giai đoạn cuối cùng đến năm 2050 trên 62.000 tỷ đồng. Các nguồn vốn huy động gồm, ngân sách nhà nước, thu từ nhân dân, vốn vay ODA, vốn vay thương mại và mở rộng các hình thức đầu tư BOO, BOT.
Một số giải pháp thực hiện quy hoạch như: Thực hiện các dự án ưu tiên, tập trung bàn giao các công trình liên quan trực tiếp công tác xử lý chất thải rắn cho đơn vị đầu mối quản lý mạng lưới thu gom; cấp phép chuẩn bị đầu tư nhanh chóng, kịp thời và theo đúng quy hoạch phê duyệt; có cơ chế đặc thù huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống thu gom, xử lý chất thải. Bên cạnh đó, đưa vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông các kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rắn cho đông đảo học sinh.
Trước đó, nhiều đại biểu đã thảo luận đóng góp ý kiến, hiện nay vấn đề rác thải có thể nói là bức xúc ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là các khu đô thị trung tâm, hệ thống các dòng sông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt nhân dân. Có đại biểu còn cho rằng, có vùng rác thải ngập tràn đến mức ô tô cũng khó lòng đi qua…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, sắp tới cần làm tốt thu gom chất thải từ đầu nguồn, vì nguồn kinh phí vẫn còn eo hẹp nên cần được làm khoa học./.
Hoạt động tái chế chất thải rắn phát triển thành ngành công nghiệp tiên tiến, góp phần giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, chất thải nguy hại được xử lý triệt để không gây ô nhiễm môi trường. Tổng mức đầu tư thực hiện được quy hoạch này trên 107.000 tỷ đồng.
Sáng 6/12, tại Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, thu gom và xử lý theo các công nghệ như: Tái chế, sản xuất phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh theo 3 vùng. Vùng một, bao gồm đô thị nội đô lịch sử, khu vực vành đai 2 đến sông Nhuệ (Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai). Khu đô thị Mê Linh-Đông Anh, khu đô thị Đông Anh, đô thị Yên Viên-Long Biên-Gia Lâm, khu đô thị Sóc Sơn, thị trấn Kim Hoa, thị trấn Nỉ, Phù Đổng, khu vực nông thôn huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Chất thải rắn vùng này được xử lý tại các khu xử lý Nam Sơn, Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng và Cầu Diễn.
Vùng hai, bao gồm một phần chuổi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc huyện Thanh Trì, Thanh Oai và quận Hà Đông), đô thị Phú Xuyên, các thị trấn Thường Tín, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa và khu vực nông thôn và các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Rác thải ở vùng này được xử lý tại các khu xử lý Cao Dương, Châu Can, Mỹ Thành, Hợp Thanh, Vân Đình và Đông Lỗ.
Vùng ba, bao gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức); đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai; các thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn; các thị trấn Tây Đằng, Phùng, Phúc Thọ (cũ) và khu vực nông thôn Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, ngoại đô thị xã Sơn Tây. Vùng này được xử lý tại các khu xử lý Đồng Né, Núi Thoong, Lại Thượng, Đan Phượng và Xuân Sơn.
Ngoài ra, còn quy hoạch xử lý bùn bể phốt, chất thải rắn công nghiệp, xây dựng, y tế, bùn thải thoát nước. Tổng thể toàn thành phố sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn và 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải.
Trong tổng mức đầu tư sẽ phân bổ thực hiện các giai đoạn như sau: từ nay đến đến năm 2020 gần 18.000 tỷ đồng, từ 2021 đến 2030 trên 27.000 tỷ và giai đoạn cuối cùng đến năm 2050 trên 62.000 tỷ đồng. Các nguồn vốn huy động gồm, ngân sách nhà nước, thu từ nhân dân, vốn vay ODA, vốn vay thương mại và mở rộng các hình thức đầu tư BOO, BOT.
Một số giải pháp thực hiện quy hoạch như: Thực hiện các dự án ưu tiên, tập trung bàn giao các công trình liên quan trực tiếp công tác xử lý chất thải rắn cho đơn vị đầu mối quản lý mạng lưới thu gom; cấp phép chuẩn bị đầu tư nhanh chóng, kịp thời và theo đúng quy hoạch phê duyệt; có cơ chế đặc thù huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống thu gom, xử lý chất thải. Bên cạnh đó, đưa vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông các kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rắn cho đông đảo học sinh.
Trước đó, nhiều đại biểu đã thảo luận đóng góp ý kiến, hiện nay vấn đề rác thải có thể nói là bức xúc ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là các khu đô thị trung tâm, hệ thống các dòng sông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt nhân dân. Có đại biểu còn cho rằng, có vùng rác thải ngập tràn đến mức ô tô cũng khó lòng đi qua…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, sắp tới cần làm tốt thu gom chất thải từ đầu nguồn, vì nguồn kinh phí vẫn còn eo hẹp nên cần được làm khoa học./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)