Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Tĩnh phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại.
Về phát triển kinh tế, Hà Tĩnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 18,4%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020.
Về phát triển xã hội, Quy hoạch đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70%, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 3,2 vạn lượt lao động.
Hà Tĩnh sẽ phát triển sản xuất sắt thép hiện đại và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 8,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt từ 15-20 triệu tấn/năm, đưa Hà Tĩnh trở thành địa phương sản xuất thép lớn của cả nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển đến năm 2020 khoảng 539.000 tỷ đồng./.
Về phát triển kinh tế, Hà Tĩnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 18,4%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020.
Về phát triển xã hội, Quy hoạch đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70%, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 3,2 vạn lượt lao động.
Hà Tĩnh sẽ phát triển sản xuất sắt thép hiện đại và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 8,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt từ 15-20 triệu tấn/năm, đưa Hà Tĩnh trở thành địa phương sản xuất thép lớn của cả nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển đến năm 2020 khoảng 539.000 tỷ đồng./.
(TTXVN)