Phiên giao dịch ngày 29/6, nhờ lực cung tiết giảm và sự hỗ trợ của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp VN-Index đóng cửa tăng 4,21 điểm (+1,01%) lên 422,37 điểm, ngược lại thì HNX-Index vẫn tiếp tục đi xuống, khép phiên giảm 0,29 điểm, xuống còn 71,07 điểm.
Bên sàn HoSE, đầu giờ hoạt động mua bán đã diễn ra khá ăn khớp, nhờ đó VN-Index đóng cửa đợt 1 tăng 2,6 điểm (+0,62%) lên 420,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,3 triệu đơn vị, tương ứng 25,1 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng bán ra có chiều hướng tăng mạnh và thị trường diễn ra trong xu thế giằng co quyết liệt, vùng 420 điểm vẫn là thử thách mạnh của VN-Index.
Tuy nhiên, càng đến cuối phiên, lực cầu đã tăng trở lai, sức mua theo đó mà lớn dần, tiếp sức mạnh mẽ cho VN-Index.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cổ phiếu GAS giảm 100 đồng/cổ phiếu và VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu, nhưng đổi lại thì BVH, MSN và VNM đều tăng điểm tích cực.
Nhóm blue-chip cũng lấy lại sức bật, trong đó nhiều mã tăng hết biên độ cho phép như: HDG, NTL, KTB, SJS, kết hợp với một số mã như DPM, GMD, MBB, PVD, SSI làm đòn bẩy dẫn dắt thị trường.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 4,21 điểm (+1,01%) lên 422,37 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 55,7 triệu đơn vị, tương ứng 1.066,05 tỷ đồng.
Toàn sàn Thành phố Hồ Chí Minh có 171 mã tăng giá, 56 mã giảm giá và 81 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng tăng 6,02 điểm (+1,22%) lên 497,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 9,1 triệu đơn vị, tương ứng 202,5 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE là mã DBC với 1,2 triệu đơn vị, tiếp đến là SAM với trên 1,1 triệu đơn vị và ITA cũng có gần 1 triệu đơn vị chuyển nhượng.
Đáng chú ý, cổ phiếu STB được giao dịch thỏa thuận lên đến 21,26 triệu đơn vị, trị giá gần 449 tỷ đồng. Ngoài ra còn có khoảng 1,69 triệu cổ phiếu STG thỏa thuận ở mức giá trần 18,000 đồng/cổ phiếu, tương ứng 30,44 tỷ đồng và 380,380 cổ phiếu VIC thỏa thuận với mức giá tham chiếu 84,500 đồng/cổ phiếu, tức khoảng 32 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, sau khi lội ngược dòng không thành, chỉ số HNX-Index đóng cửa đành chấp nhận giảm 0,29 điểm (-0,41%) xuống 71,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 27,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 275,1 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 125 mã tăng giá, 99 mã giảm giá và 174 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng trên 200 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 3 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm tăng 0,08 điểm (+0,22%) lên 36,49 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 471,6 nghìn đơn vị, tương ứng 3,14 tỷ đồng./.
Bên sàn HoSE, đầu giờ hoạt động mua bán đã diễn ra khá ăn khớp, nhờ đó VN-Index đóng cửa đợt 1 tăng 2,6 điểm (+0,62%) lên 420,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,3 triệu đơn vị, tương ứng 25,1 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng bán ra có chiều hướng tăng mạnh và thị trường diễn ra trong xu thế giằng co quyết liệt, vùng 420 điểm vẫn là thử thách mạnh của VN-Index.
Tuy nhiên, càng đến cuối phiên, lực cầu đã tăng trở lai, sức mua theo đó mà lớn dần, tiếp sức mạnh mẽ cho VN-Index.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cổ phiếu GAS giảm 100 đồng/cổ phiếu và VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu, nhưng đổi lại thì BVH, MSN và VNM đều tăng điểm tích cực.
Nhóm blue-chip cũng lấy lại sức bật, trong đó nhiều mã tăng hết biên độ cho phép như: HDG, NTL, KTB, SJS, kết hợp với một số mã như DPM, GMD, MBB, PVD, SSI làm đòn bẩy dẫn dắt thị trường.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 4,21 điểm (+1,01%) lên 422,37 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 55,7 triệu đơn vị, tương ứng 1.066,05 tỷ đồng.
Toàn sàn Thành phố Hồ Chí Minh có 171 mã tăng giá, 56 mã giảm giá và 81 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng tăng 6,02 điểm (+1,22%) lên 497,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 9,1 triệu đơn vị, tương ứng 202,5 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE là mã DBC với 1,2 triệu đơn vị, tiếp đến là SAM với trên 1,1 triệu đơn vị và ITA cũng có gần 1 triệu đơn vị chuyển nhượng.
Đáng chú ý, cổ phiếu STB được giao dịch thỏa thuận lên đến 21,26 triệu đơn vị, trị giá gần 449 tỷ đồng. Ngoài ra còn có khoảng 1,69 triệu cổ phiếu STG thỏa thuận ở mức giá trần 18,000 đồng/cổ phiếu, tương ứng 30,44 tỷ đồng và 380,380 cổ phiếu VIC thỏa thuận với mức giá tham chiếu 84,500 đồng/cổ phiếu, tức khoảng 32 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, sau khi lội ngược dòng không thành, chỉ số HNX-Index đóng cửa đành chấp nhận giảm 0,29 điểm (-0,41%) xuống 71,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 27,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 275,1 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 125 mã tăng giá, 99 mã giảm giá và 174 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng trên 200 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 3 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm tăng 0,08 điểm (+0,22%) lên 36,49 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 471,6 nghìn đơn vị, tương ứng 3,14 tỷ đồng./.
Đức Duy (Vietnam+)