Ngay sau khi Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tăng giá bán vào chiều 13/8, các doanh nghiệp vận tải, taxi đã tính đến phương án tăng giá cước vận chuyển; trong khi đó, giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng đang rục rịch tăng theo khiến người tiêu dùng phải sắp xếp lại chi tiêu cho bữa ăn gia đình hợp lý.
Cầm 100.000 đồng đi chợ, loay hoay mãi mà bà Trần Thị Thành (Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội) chưa mua đủ số thực phẩm cần thiết cho bữa cơm trưa và chiều của gia đình. “Sao cái gì cũng đắt đỏ thế, mới mấy hôm trước số tiền này còn đủ cho cả nhà,” bà phàn nàn.
Cũng giống bà Thành, bạn Trung Quân, sinh viên năm 4 Đại học Xây dựng nói: “Bọn em con trai nấu ăn đơn giản, một món rau với món đồ mặn thế là xong bữa. Trước đây phòng 3 người ăn, mỗi bữa khoảng 25.000 đồng, nhưng bây giờ đến cả rau cũng tăng giá, thì phải 35.000-40.000 đồng mỗi bữa mới đủ.”
Tháng vừa rồi, giá điện, gas, nước đều tăng nên cảnh sinh viên trọ học xa nhà như Quân khá vất vả. "Ngại xin thêm tiền bố mẹ, em đang đi tìm việc làm thêm ngoài giờ để có thêm tiền trang trải cho việc học hành. Thế nhưng việc này trở nên khó khăn khi hình như chỗ nào cũng thừa người thì phải," Quân tâm sự.
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+ tại một số khu chợ, mặt hàng tăng giá nhiều nhất dịp này là rau xanh. Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối Phùng Khoang, trận mưa lớn vừa qua đã làm thiệt hại khá nhiều rau mầu của người dân, cộng với giá xăng tăng, mặt hàng rau xanh cũng theo đó mà “phất.”
Cụ thể, rau đay, mồng tơi trước đó có giá 2.000 đồng/mớ thì nay đã là 3.000 đồng/mớ, rau muống thì từ 3.000 đồng lên tới 4.000 đồng-5.000 đồng/mớ.
Anh Hoàng Văn Dũng bán rau ở chợ Hoàng Văn Thái cho hay, trước đây, đi xe đổ 30.000 đồng tiền xăng đi được hai ngày từ Thường Tín lên Hà Nội bán hàng, bây giờ phải đổ 40.000 đồng mới đủ. Đó chính là lý do các tiểu thương phải tăng giá bán để bù vào phí đi lại.
Bên cạnh đó, "giá xăng dầu tăng cũng sẽ kéo theo rất nhiều mặt hàng khác, thậm chí cả phân bón, giống má... do đó nếu không tăng giá bán thì người nông dân như chúng tôi sẽ bị thiệt thòi lớn," anh Dũng nói.
Còn một chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Ngã Tư Sở thì cho biết, thịt nạc vai đã tăng từ 100.000 đồng/kg lên 110.000 đồng/kg. Do tăng giá, thay vì mua sẵn cả cân thì bây giờ người tiêu dùng chỉ mua 6-7 lạng. Hôm qua (14/8), thịt lợn của chị đã bị "tồn" lại một ít, phải mang về bán rẻ cho mấy người hàng xóm. Rút kinh nghiệm, hôm nay chị đã mua thịt từ lò mổ số lượng ít hơn để tránh cảnh ế ẩm.
Ở mặt hàng hoa quả, theo nhiều tiểu thương tại chợ Long Biên (Hà Nội), thời gian qua nhiều loại quả giá cả tương đối ổn định. Thời điểm này cũng “vào vụ” nên các loại hoa quả chuyển từ miền Nam ra nhiều, thị trường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ngay sau khi giá xăng tăng, xu hướng này đã quay ngược trở lại.
Chị Bùi Thị Xuân, một tiểu thương tại chợ Long Biên cho hay, cách đây vài hôm, chôm chôm có giá là 25.000/kg thì nay đã là 30.000/kg, sầu riêng từ 36.000 đồng lên 40.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, chị Xuân cũng lo ngại, mức tăng này mới chỉ do các xe chở hàng tự cộng thêm chi phí đi lại mà chưa tính đến chi phí tăng theo vòng quay đầu vào của các sản phẩm nguyên liệu. “Nói thật, không chỉ người mua lo vì giá cả các mặt hàng leo thang, mà người bán như chúng tôi cũng lo ngay ngáy khi giá hàng hóa nhập về cao hơn mà sức mua lại kém,” chị phân bua.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Đại diện các Hiệp hội Vận tải cũng nhận định, việc giá xăng dầu liên tục tăng không chỉ tác động riêng tới giá vận tải mà tác động đến mọi mặt của đời sống tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh điện, gas tăng giá, nước cũng sẽ tăng giá thì những mặt hàng khác không thể “dậm chân tại chỗ.”
Tuy nhiên, việc giá xăng dầu tăng giảm đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng nên bên cạnh những lo ngại nhiều người cũng bày tỏ sự thông cảm. Chị Dung (Thái Thịnh, Hà Nội) bày tỏ: "Giá xăng dầu trên thế giới liên tục leo thang thì cũng khó mà không tăng giá trong nước. Chỉ mong các doanh nghiệp và Nhà nước tính toán để có mức tăng hợp lý và khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giảm nhanh để đỡ gánh nặng cho người tiêu dùng."
Tại cuộc họp vừa diễn ra tại Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định nhà nước trao quyền cho doanh nghiệp tự định giá nhưng nhà nước vẫn kiểm soát việc tăng giá theo trình tự và mức độ tăng để không quá ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Còn Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải thì yêu cầu các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các sở công thương và các địa phương tăng cường kiểm soát thị trường, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhằm tránh tối đa tình trạng hàng hóa tăng giá bất hợp lý.
Cầm 100.000 đồng đi chợ, loay hoay mãi mà bà Trần Thị Thành (Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội) chưa mua đủ số thực phẩm cần thiết cho bữa cơm trưa và chiều của gia đình. “Sao cái gì cũng đắt đỏ thế, mới mấy hôm trước số tiền này còn đủ cho cả nhà,” bà phàn nàn.
Cũng giống bà Thành, bạn Trung Quân, sinh viên năm 4 Đại học Xây dựng nói: “Bọn em con trai nấu ăn đơn giản, một món rau với món đồ mặn thế là xong bữa. Trước đây phòng 3 người ăn, mỗi bữa khoảng 25.000 đồng, nhưng bây giờ đến cả rau cũng tăng giá, thì phải 35.000-40.000 đồng mỗi bữa mới đủ.”
Tháng vừa rồi, giá điện, gas, nước đều tăng nên cảnh sinh viên trọ học xa nhà như Quân khá vất vả. "Ngại xin thêm tiền bố mẹ, em đang đi tìm việc làm thêm ngoài giờ để có thêm tiền trang trải cho việc học hành. Thế nhưng việc này trở nên khó khăn khi hình như chỗ nào cũng thừa người thì phải," Quân tâm sự.
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+ tại một số khu chợ, mặt hàng tăng giá nhiều nhất dịp này là rau xanh. Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối Phùng Khoang, trận mưa lớn vừa qua đã làm thiệt hại khá nhiều rau mầu của người dân, cộng với giá xăng tăng, mặt hàng rau xanh cũng theo đó mà “phất.”
Cụ thể, rau đay, mồng tơi trước đó có giá 2.000 đồng/mớ thì nay đã là 3.000 đồng/mớ, rau muống thì từ 3.000 đồng lên tới 4.000 đồng-5.000 đồng/mớ.
Anh Hoàng Văn Dũng bán rau ở chợ Hoàng Văn Thái cho hay, trước đây, đi xe đổ 30.000 đồng tiền xăng đi được hai ngày từ Thường Tín lên Hà Nội bán hàng, bây giờ phải đổ 40.000 đồng mới đủ. Đó chính là lý do các tiểu thương phải tăng giá bán để bù vào phí đi lại.
Bên cạnh đó, "giá xăng dầu tăng cũng sẽ kéo theo rất nhiều mặt hàng khác, thậm chí cả phân bón, giống má... do đó nếu không tăng giá bán thì người nông dân như chúng tôi sẽ bị thiệt thòi lớn," anh Dũng nói.
Còn một chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Ngã Tư Sở thì cho biết, thịt nạc vai đã tăng từ 100.000 đồng/kg lên 110.000 đồng/kg. Do tăng giá, thay vì mua sẵn cả cân thì bây giờ người tiêu dùng chỉ mua 6-7 lạng. Hôm qua (14/8), thịt lợn của chị đã bị "tồn" lại một ít, phải mang về bán rẻ cho mấy người hàng xóm. Rút kinh nghiệm, hôm nay chị đã mua thịt từ lò mổ số lượng ít hơn để tránh cảnh ế ẩm.
Ở mặt hàng hoa quả, theo nhiều tiểu thương tại chợ Long Biên (Hà Nội), thời gian qua nhiều loại quả giá cả tương đối ổn định. Thời điểm này cũng “vào vụ” nên các loại hoa quả chuyển từ miền Nam ra nhiều, thị trường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ngay sau khi giá xăng tăng, xu hướng này đã quay ngược trở lại.
Chị Bùi Thị Xuân, một tiểu thương tại chợ Long Biên cho hay, cách đây vài hôm, chôm chôm có giá là 25.000/kg thì nay đã là 30.000/kg, sầu riêng từ 36.000 đồng lên 40.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, chị Xuân cũng lo ngại, mức tăng này mới chỉ do các xe chở hàng tự cộng thêm chi phí đi lại mà chưa tính đến chi phí tăng theo vòng quay đầu vào của các sản phẩm nguyên liệu. “Nói thật, không chỉ người mua lo vì giá cả các mặt hàng leo thang, mà người bán như chúng tôi cũng lo ngay ngáy khi giá hàng hóa nhập về cao hơn mà sức mua lại kém,” chị phân bua.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Đại diện các Hiệp hội Vận tải cũng nhận định, việc giá xăng dầu liên tục tăng không chỉ tác động riêng tới giá vận tải mà tác động đến mọi mặt của đời sống tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh điện, gas tăng giá, nước cũng sẽ tăng giá thì những mặt hàng khác không thể “dậm chân tại chỗ.”
Tuy nhiên, việc giá xăng dầu tăng giảm đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng nên bên cạnh những lo ngại nhiều người cũng bày tỏ sự thông cảm. Chị Dung (Thái Thịnh, Hà Nội) bày tỏ: "Giá xăng dầu trên thế giới liên tục leo thang thì cũng khó mà không tăng giá trong nước. Chỉ mong các doanh nghiệp và Nhà nước tính toán để có mức tăng hợp lý và khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giảm nhanh để đỡ gánh nặng cho người tiêu dùng."
Tại cuộc họp vừa diễn ra tại Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định nhà nước trao quyền cho doanh nghiệp tự định giá nhưng nhà nước vẫn kiểm soát việc tăng giá theo trình tự và mức độ tăng để không quá ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Còn Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải thì yêu cầu các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các sở công thương và các địa phương tăng cường kiểm soát thị trường, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhằm tránh tối đa tình trạng hàng hóa tăng giá bất hợp lý.
Nguyễn Tâm (Vietnam+)