Ngày 22/11, hãng truyền thông CBC của Canada dẫn các nguồn tin điều tra khẳng định Tòa án Đặc biệt về Lebanon (STL) do Liên hợp quốc lập ra nhằm điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon, ông Rafiq Hariri, hồi năm 2005, đang nắm giữ các bằng chứng cho thấy phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah đứng đằng sau vụ việc này.
Theo CBC, các bằng chứng này do các điều tra viên của Lebanon và Liên hợp quốc thu thập được. Hãng trên cho biết các nhà điều tra nghi ngờ một quan chức an ninh cấp cao dưới thời cựu Thủ tướng Hariri là "tay trong" của lực lượng Hezbollah. Nhiều khả năng cuối năm nay, STL sẽ công bố kết quả chính thức của cuộc điều tra.
Trong thời gian gần đây, căng thẳng đã leo thang tại Lebanon sau khi có tin nói rằng STL sẽ sớm đưa ra bản cáo trạng, trong đó cáo buộc nhiều các thành viên cao cấp của Hezbollah dính líu đến vụ ám sát ông Hariri.
Từ trước tới nay, lực lượng được Syria và Iran hậu thuẫn này vẫn bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng STL đã bị chính trị hóa.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri hồi tháng 2/2005 đã đẩy Lebanon vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc nội chiến 1975-1990. Lebanon cáo buộc Syria liên quan đến vụ ám sát này khiến quan hệ hai nước bị gián đoạn. Syria đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc trên.
Trong một phát biểu nhân Ngày quốc khánh Lebanon (22/11/1943-22/11/2010), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ủng hộ STL và Lebanon trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định cam kết ủng hộ và đảm bảo một nước Lebanon không phải đối mặt với nguy cơ khủng bố, chiến tranh và sự can thiệp của nước ngoài./.
Theo CBC, các bằng chứng này do các điều tra viên của Lebanon và Liên hợp quốc thu thập được. Hãng trên cho biết các nhà điều tra nghi ngờ một quan chức an ninh cấp cao dưới thời cựu Thủ tướng Hariri là "tay trong" của lực lượng Hezbollah. Nhiều khả năng cuối năm nay, STL sẽ công bố kết quả chính thức của cuộc điều tra.
Trong thời gian gần đây, căng thẳng đã leo thang tại Lebanon sau khi có tin nói rằng STL sẽ sớm đưa ra bản cáo trạng, trong đó cáo buộc nhiều các thành viên cao cấp của Hezbollah dính líu đến vụ ám sát ông Hariri.
Từ trước tới nay, lực lượng được Syria và Iran hậu thuẫn này vẫn bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng STL đã bị chính trị hóa.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri hồi tháng 2/2005 đã đẩy Lebanon vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc nội chiến 1975-1990. Lebanon cáo buộc Syria liên quan đến vụ ám sát này khiến quan hệ hai nước bị gián đoạn. Syria đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc trên.
Trong một phát biểu nhân Ngày quốc khánh Lebanon (22/11/1943-22/11/2010), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ủng hộ STL và Lebanon trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định cam kết ủng hộ và đảm bảo một nước Lebanon không phải đối mặt với nguy cơ khủng bố, chiến tranh và sự can thiệp của nước ngoài./.
(TTXVN/Vietnam+)