Hội nghị cấp cao Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) lần thứ hai đã diễn ra ngày 1/7, tại thủ đô Mátxcơva, Liên bang Nga.
Tham gia Hội nghị có lãnh đạo quốc gia và bộ trưởng chuyên ngành của 12 nước thành viên GECF, trong đó có Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Iran Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Bolivia Evo Morales, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, cùng đại diện của 4 nước quan sát viên.
Các đại biểu tập trung thảo luận xây dựng một quan điểm chung về mô hình định giá khí đốt, tạo điều kiện giảm dao động giá và tăng cường minh bạch trên thị trường khí đốt.
Theo dự báo, đến năm 2018, nhu cầu khí đốt sẽ tăng hơn 16%, đạt 4 nghìn tỷ m3. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm các nhà xuất khẩu, hiện nay vẫn tồn tại nguy cơ gây sức ép lên các nhà xuất khẩu khí đốt, như thay đổi nguyên tắc hợp đồng dài hạn trong xuất khẩu khí đốt, tách giá khí đốt khỏi giá dầu và sản phẩm dầu, giảm nghĩa vụ nhập theo đúng khối lượng ghi trong hợp đồng.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống nước chủ nhà Nga Vladimir Putin kêu gọi hội nghị liên kết nỗ lực và ghi nhận vào Tuyên bố chung để xây dựng các hành động thích ứng tiếp theo.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tới đây của GECF là "thành lập một mô hình khí đốt chung toàn cầu," nâng vị thế của Diễn đàn trên thế giới như một nhà dự báo những diễn biến trên các thị trường khí đốt.
Quan điểm thống nhất được đưa ra tại hội nghị là xây dựng một bộ "quy tắc chung," nhằm củng cố GECF thành một nền tảng để thành lập và phát triển vị thế các nước thành viên trước những khó khăn và thách thức hiện nay trên thị trường thế giới.
Kết thúc Hội nghị, các bên đã ra tuyên bố chung Mátxcơva, khẳng định các quan điểm then chốt của GECF, đó là cần những biện pháp bảo vệ các nhà xuất khẩu khí đốt, tăng cường phối hợp hành động trên quy mô toàn cầu, tăng sử dụng khí đốt như nguồn năng lượng không tái tạo dồi dào để tăng thị phần của khí đốt trên thị trường năng lượng.
Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) là liên minh các nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt. Diễn đàn được thành lập năm 2001 và có trụ sở tại thủ đô Doha của Qatar./.
Tham gia Hội nghị có lãnh đạo quốc gia và bộ trưởng chuyên ngành của 12 nước thành viên GECF, trong đó có Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Iran Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Bolivia Evo Morales, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, cùng đại diện của 4 nước quan sát viên.
Các đại biểu tập trung thảo luận xây dựng một quan điểm chung về mô hình định giá khí đốt, tạo điều kiện giảm dao động giá và tăng cường minh bạch trên thị trường khí đốt.
Theo dự báo, đến năm 2018, nhu cầu khí đốt sẽ tăng hơn 16%, đạt 4 nghìn tỷ m3. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm các nhà xuất khẩu, hiện nay vẫn tồn tại nguy cơ gây sức ép lên các nhà xuất khẩu khí đốt, như thay đổi nguyên tắc hợp đồng dài hạn trong xuất khẩu khí đốt, tách giá khí đốt khỏi giá dầu và sản phẩm dầu, giảm nghĩa vụ nhập theo đúng khối lượng ghi trong hợp đồng.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống nước chủ nhà Nga Vladimir Putin kêu gọi hội nghị liên kết nỗ lực và ghi nhận vào Tuyên bố chung để xây dựng các hành động thích ứng tiếp theo.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tới đây của GECF là "thành lập một mô hình khí đốt chung toàn cầu," nâng vị thế của Diễn đàn trên thế giới như một nhà dự báo những diễn biến trên các thị trường khí đốt.
Quan điểm thống nhất được đưa ra tại hội nghị là xây dựng một bộ "quy tắc chung," nhằm củng cố GECF thành một nền tảng để thành lập và phát triển vị thế các nước thành viên trước những khó khăn và thách thức hiện nay trên thị trường thế giới.
Kết thúc Hội nghị, các bên đã ra tuyên bố chung Mátxcơva, khẳng định các quan điểm then chốt của GECF, đó là cần những biện pháp bảo vệ các nhà xuất khẩu khí đốt, tăng cường phối hợp hành động trên quy mô toàn cầu, tăng sử dụng khí đốt như nguồn năng lượng không tái tạo dồi dào để tăng thị phần của khí đốt trên thị trường năng lượng.
Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) là liên minh các nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt. Diễn đàn được thành lập năm 2001 và có trụ sở tại thủ đô Doha của Qatar./.
(TTXVN)