Ngày 27/11, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị khoa học Kinh tế y tế Việt Nam với chủ đề "Tài chính y tế hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân" với sự tham gia của các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Nam và đại diện của tổ chức quốc tế.
Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Năm 2010, tỷ lệ chi cho y tế là 9,14% ngân sách; chi y tế bình quân đầu người tăng khá nhanh, từ mức 21 USD (năm 2000) lên 75 USD (năm 2009) và ước tính năm 2010 là 85 USD. Đáng chú ý là nguồn chi công từ bảo hiểm y tế chiếm tỷ trọng từ 8,75% (năm 2005) đã tăng lên gần 18% (năm 2009) và gần đây có thể cao hơn. Đến nay, hầu hết các bệnh viện trung ương và khoảng 70% bệnh viện tỉnh, huyện thực hiện tự chủ về tài chính ở các mức độ khác nhau.
Thực hiện tự chủ là giao quyền nhiều hơn và tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tự hoạch toán, chủ động huy động các nguồn lực cho hoạt động, xoá bỏ bao cấp tràn lan, tách chức năng vừa cung ứng dịch vụ vừa hoàn trả chi phí, tạo nguồn tài chính để bù đắp chi phí và thù lao cho cán bộ, nhân viên y tế. Đây chính là khâu quan trọng để chuyển cấp chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh sang trợ cấp cho các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh.
Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, vấn đề tài chính y tế còn có một số tồn tại như: tỷ trọng chi tiêu vẫn còn ở mức cao, chiếm hơn 50% tổng chi y tế; nguồn lực tài chính chi cho y tế còn hạn hẹp, mức tăng ngân sách nhà nước chưa đủ đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu cơ bản, trong đó chi thường xuyên tại trạm y tế xã và chi trả cho nhân viên y tế thôn bản quá thấp; cơ chế phân bổ còn bất cập và hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính chưa cao.
Bên cạnh đó, các phương thức chi trả cho cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế công lập theo dòng ngân sách chủ yếu dựa theo tiêu chí đầu vào.
Khoán định suất đang được triển khai và nhân rộng ở các bệnh viện huyện, chủ yếu áp dụng cho chi trả từ quỹ Bảo hiểm y tế. Chi trọn gói theo trường hợp bệnh đang trong quá trình triển khai thí điểm; đặc biệt chi theo nhóm chẩn đoán cũng là định hướng lâu dài của Việt Nam sau khi triển khai thu trọn gói theo trường hợp bệnh. Đáng chú ý là phí theo dịch vụ được áp dụng phổ biến hiện nay đang là một trong những nguyên nhân gây lạm dụng dịch vụ, giảm hiệu quả sử dụng tài chính y tế.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày (27/11- 28/11) với gần 25 bài báo cáo tập trung vào hai chuyên đề chính là: Bảo hiểm y tế - một giải pháp để đạt bao phủ sức khoẻ toàn dân và Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Nhiều bài báo đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu như: "Kinh nghiệm quốc tế về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân"; "Cải cách tài chính y tế tại Đông Nam Á - Những thách thức để đạt được bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân"; "Gánh nặng chi phí hộ gia đình - Kết quả phân tích điều tra mức sống dân cư 2002 - 2010"./.
Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Năm 2010, tỷ lệ chi cho y tế là 9,14% ngân sách; chi y tế bình quân đầu người tăng khá nhanh, từ mức 21 USD (năm 2000) lên 75 USD (năm 2009) và ước tính năm 2010 là 85 USD. Đáng chú ý là nguồn chi công từ bảo hiểm y tế chiếm tỷ trọng từ 8,75% (năm 2005) đã tăng lên gần 18% (năm 2009) và gần đây có thể cao hơn. Đến nay, hầu hết các bệnh viện trung ương và khoảng 70% bệnh viện tỉnh, huyện thực hiện tự chủ về tài chính ở các mức độ khác nhau.
Thực hiện tự chủ là giao quyền nhiều hơn và tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tự hoạch toán, chủ động huy động các nguồn lực cho hoạt động, xoá bỏ bao cấp tràn lan, tách chức năng vừa cung ứng dịch vụ vừa hoàn trả chi phí, tạo nguồn tài chính để bù đắp chi phí và thù lao cho cán bộ, nhân viên y tế. Đây chính là khâu quan trọng để chuyển cấp chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh sang trợ cấp cho các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh.
Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, vấn đề tài chính y tế còn có một số tồn tại như: tỷ trọng chi tiêu vẫn còn ở mức cao, chiếm hơn 50% tổng chi y tế; nguồn lực tài chính chi cho y tế còn hạn hẹp, mức tăng ngân sách nhà nước chưa đủ đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu cơ bản, trong đó chi thường xuyên tại trạm y tế xã và chi trả cho nhân viên y tế thôn bản quá thấp; cơ chế phân bổ còn bất cập và hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính chưa cao.
Bên cạnh đó, các phương thức chi trả cho cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế công lập theo dòng ngân sách chủ yếu dựa theo tiêu chí đầu vào.
Khoán định suất đang được triển khai và nhân rộng ở các bệnh viện huyện, chủ yếu áp dụng cho chi trả từ quỹ Bảo hiểm y tế. Chi trọn gói theo trường hợp bệnh đang trong quá trình triển khai thí điểm; đặc biệt chi theo nhóm chẩn đoán cũng là định hướng lâu dài của Việt Nam sau khi triển khai thu trọn gói theo trường hợp bệnh. Đáng chú ý là phí theo dịch vụ được áp dụng phổ biến hiện nay đang là một trong những nguyên nhân gây lạm dụng dịch vụ, giảm hiệu quả sử dụng tài chính y tế.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày (27/11- 28/11) với gần 25 bài báo cáo tập trung vào hai chuyên đề chính là: Bảo hiểm y tế - một giải pháp để đạt bao phủ sức khoẻ toàn dân và Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Nhiều bài báo đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu như: "Kinh nghiệm quốc tế về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân"; "Cải cách tài chính y tế tại Đông Nam Á - Những thách thức để đạt được bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân"; "Gánh nặng chi phí hộ gia đình - Kết quả phân tích điều tra mức sống dân cư 2002 - 2010"./.
Thu Phương (TTXVN)