Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam khẳng định rằng đưa âm nhạc tới gần hơn với công chúng là mong muốn của Hội Nhạc sỹ Việt Nam khi tổ chức Ngày âm nhạc Việt Nam (ngày 3/9) lần thứ IV.
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 27/8, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam hy vọng Ngày âm nhạc năm nay không chỉ trở thành ngày hội tôn vinh các giá trị âm nhạc, ngày hội các thế hệ nhạc sỹ Việt Nam, mà còn là hoạt động âm nhạc rộng rãi của công chúng. Đây cũng là dịp để các nhà hoạt động nghệ thuật, nhà văn hóa, các em thiếu nhi… hòa mình vào âm nhạc. Tất cả các loại hình âm nhạc được thể hiện trong những không gian mở, sự đón đợi của cả cộng đồng.
Lần thứ tư được tổ chức, ngày hội có sự tham gia của trên 1.200 hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên của 18 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Điểm nhấn của Ngày hội là sự góp mặt của những tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật là Nhà văn-Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi và Nhạc sỹ Văn Cao, sẽ diễn ra trong đêm 3/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Năm nay, hoạt động Ngày âm nhạc diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành phố, trong đó tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung nhiều hoạt động nổi bật. 5 sự kiện tiêu biểu sẽ diễn ra trong các ngày từ 31/8-5/9 tới, tại Hà Nội với sự tham dự của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Dàn nhạc kèn Đoàn Nghi lễ Quân Đội…
Đặc biệt, trong ngày 3/9 tới, tại Đền Bà Kiệu, buổi sáng sẽ có chương trình hòa nhạc và biểu diễn những ca khúc đi cùng năm tháng; buổi chiều là chương trình nhạc đường phố. Chương trình “Lung linh hồ Gươm” sẽ mang đến nhiều sắc màu cho người yêu nhạc khi đêm xuống. Bên cạnh đó, tại Quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 3/9 cũng có chương trình “Bài ca dâng Bác,” với nhiều tác phẩm ca, múa nhạc đặc sắc đưa đến với công chúng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình hòa nhạc kèn “Bài ca đi cùng năm tháng,” ca nhạc thiếu nhi “Thành phố Bác Hồ-Thành phố của chúng em” và “Âm nhạc tỏa sáng” sẽ được thực hiện tại những điểm công cộng.
Một đoàn nghệ thuật sẽ trực tiếp đến phục vụ cán bộ, công nhân, nhân dân huyện Hóc Môn. Chương trình ca nhạc “Việt Nam Tổ quốc tôi” được truyền hình trực tiếp tới công chúng yêu nhạc.
Ngày Âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2010; đến nay đã trở thành ngày hội tôn vinh các giá trị âm nhạc, ngày hội của công chúng yêu nhạc với nhiều ý nghĩa. Đây cũng là ngày Bác Hồ chỉ huy Dàn nhạc và Hợp xướng cùng quần chúng nhân dân hát “Bài ca Kết đoàn” trong Dạ hội chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 và 15 năm thành lập nước tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội)./.
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 27/8, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam hy vọng Ngày âm nhạc năm nay không chỉ trở thành ngày hội tôn vinh các giá trị âm nhạc, ngày hội các thế hệ nhạc sỹ Việt Nam, mà còn là hoạt động âm nhạc rộng rãi của công chúng. Đây cũng là dịp để các nhà hoạt động nghệ thuật, nhà văn hóa, các em thiếu nhi… hòa mình vào âm nhạc. Tất cả các loại hình âm nhạc được thể hiện trong những không gian mở, sự đón đợi của cả cộng đồng.
Lần thứ tư được tổ chức, ngày hội có sự tham gia của trên 1.200 hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên của 18 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Điểm nhấn của Ngày hội là sự góp mặt của những tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật là Nhà văn-Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi và Nhạc sỹ Văn Cao, sẽ diễn ra trong đêm 3/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Năm nay, hoạt động Ngày âm nhạc diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành phố, trong đó tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung nhiều hoạt động nổi bật. 5 sự kiện tiêu biểu sẽ diễn ra trong các ngày từ 31/8-5/9 tới, tại Hà Nội với sự tham dự của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Dàn nhạc kèn Đoàn Nghi lễ Quân Đội…
Đặc biệt, trong ngày 3/9 tới, tại Đền Bà Kiệu, buổi sáng sẽ có chương trình hòa nhạc và biểu diễn những ca khúc đi cùng năm tháng; buổi chiều là chương trình nhạc đường phố. Chương trình “Lung linh hồ Gươm” sẽ mang đến nhiều sắc màu cho người yêu nhạc khi đêm xuống. Bên cạnh đó, tại Quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 3/9 cũng có chương trình “Bài ca dâng Bác,” với nhiều tác phẩm ca, múa nhạc đặc sắc đưa đến với công chúng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình hòa nhạc kèn “Bài ca đi cùng năm tháng,” ca nhạc thiếu nhi “Thành phố Bác Hồ-Thành phố của chúng em” và “Âm nhạc tỏa sáng” sẽ được thực hiện tại những điểm công cộng.
Một đoàn nghệ thuật sẽ trực tiếp đến phục vụ cán bộ, công nhân, nhân dân huyện Hóc Môn. Chương trình ca nhạc “Việt Nam Tổ quốc tôi” được truyền hình trực tiếp tới công chúng yêu nhạc.
Ngày Âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2010; đến nay đã trở thành ngày hội tôn vinh các giá trị âm nhạc, ngày hội của công chúng yêu nhạc với nhiều ý nghĩa. Đây cũng là ngày Bác Hồ chỉ huy Dàn nhạc và Hợp xướng cùng quần chúng nhân dân hát “Bài ca Kết đoàn” trong Dạ hội chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 và 15 năm thành lập nước tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội)./.
Mỹ Bình (TTXVN)