Ngày 29/5, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á tổ chức hội thảo khu vực, về đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh tả lây truyền qua biên giới tại các nước khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, đánh giá khả năng lây truyền của bệnh tả giữa các nước trong tiểu vùng sông Mekong, từ đó đưa ra tiếng nói chung về các giải pháp mang tính chiến lược trong việc phòng chống sự lây lan của bệnh tả nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính của đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả gây lên. Tỷ lệ mắc và tử vong do tả liên quan trực tiếp đến đói nghèo, vệ sinh thực phẩm, nước uống, sinh hoạt của cộng đồng. Hiện nay, dịch tả vẫn là mối quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt một số nước thuộc khu vực châu Á, châu Phi.
Dịch tả tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á có liên quan mật thiết đến sử dụng chung nguồn thực phẩm nhiễm bệnh, hoặc do người bệnh thường xuyên di chuyển qua biên giới mà không được quản lý điều trị.
Theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc tả trên toàn cầu ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển; trong đó, 1/6 số người mắc bệnh này là do không được dùng nguồn nước sạch và 2/5 là do không tiếp cận được các giải pháp vệ sinh phù hợp.
Tổ chức này cũng khuyến cáo các nước cần nâng cao hệ thống vệ sinh và nguồn nước, cải thiện hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để phòng chống dịch và thực hiện các chương trình hỗ trợ thay đổi hành vi trong cộng đồng...
Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu “Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mekong trong phòng chống bệnh truyền nhiễm”, thuộc Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 2” sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển châu Á.
Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 30/5./.
Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, đánh giá khả năng lây truyền của bệnh tả giữa các nước trong tiểu vùng sông Mekong, từ đó đưa ra tiếng nói chung về các giải pháp mang tính chiến lược trong việc phòng chống sự lây lan của bệnh tả nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính của đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả gây lên. Tỷ lệ mắc và tử vong do tả liên quan trực tiếp đến đói nghèo, vệ sinh thực phẩm, nước uống, sinh hoạt của cộng đồng. Hiện nay, dịch tả vẫn là mối quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt một số nước thuộc khu vực châu Á, châu Phi.
Dịch tả tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á có liên quan mật thiết đến sử dụng chung nguồn thực phẩm nhiễm bệnh, hoặc do người bệnh thường xuyên di chuyển qua biên giới mà không được quản lý điều trị.
Theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc tả trên toàn cầu ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển; trong đó, 1/6 số người mắc bệnh này là do không được dùng nguồn nước sạch và 2/5 là do không tiếp cận được các giải pháp vệ sinh phù hợp.
Tổ chức này cũng khuyến cáo các nước cần nâng cao hệ thống vệ sinh và nguồn nước, cải thiện hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để phòng chống dịch và thực hiện các chương trình hỗ trợ thay đổi hành vi trong cộng đồng...
Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu “Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mekong trong phòng chống bệnh truyền nhiễm”, thuộc Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 2” sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển châu Á.
Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 30/5./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)