Trong 2 ngày 26, 27/1 (mùng 4, 5 Tết), chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã tổ chức khai hội mùa xuân, thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh về trẩy hội.
Sau nghi thức cắt băng mở cửa thánh, làm lễ khai chỉ, các đoàn đại biểu của tỉnh, của huyện và các xã lân cận cùng các tăng ni tín đồ phật tử, du khách gần xa đã dâng hương tưởng nhớ công đức của quốc sư Dương Không Lộ cũng như những người có công xây dựng, làm nên di tích lịch sử văn hoá quốc gia đặc biệt mang đậm bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17.
Trong ngày chính hội, bên cạnh tín ngưỡng lễ Phật cầu may đầu năm, du khách được tham gia các trò chơi dân gian như bắn vịt, nấu cơm, quăng pháo đất, kéo nứa lấy lửa...
Hàng năm chùa Keo mở hội hai lần: hội xuân vào mùng 4 Tết Nguyên đán và hội chính vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Năm 1630, chùa Keo được trùng tu, tái tạo lại trên diện tích 108.000 m2 đất, bao gồm 154 gian. Riêng diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc là 58.000 m2. Ngày nay chùa Keo tuy chỉ còn 107 gian, song là một trong 10 kiến trúc cổ nhất Việt Nam và là một trong 3 ngôi chùa đặc biệt.
Chùa còn lưu giữ khá đầy đủ những di vật cổ, trong đó có hàng trăm pho tượng cổ thời Lê và nhiều bức trạm, bức khắc... Đặc biệt, gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 17, cao 11,04m và có 3 tầng mái. Tầng 1 có treo 1 khánh đá dài 1,87m, tầng 2 có quả chuông đúc năm 1686, tầng 3 và tầng thượng có chuông đúc.
Lễ hội chùa Keo năm nay diễn ra các hoạt động tế lễ theo đúng nghi thức truyền thống cùng nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi, phong phú khác như: hát du thuyền, hát văn, thi diễn các trích đoạn chèo cổ hay, thi leo cầu ngô, thi bắt vịt, cờ người, tổ tôm điếm, biểu diễn múa rối nước.... đáp ứng kịp thời nhu cầu hành lễ, thưởng ngoạn các giá trị văn hoá đặc sắc vùng đồng bằng sông Hồng của tăng ni tín đồ phật tử và du khách gần xa.
Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với lễ hội chùa Keo, Thái Bình còn có hàng chục lễ hội xuân khác diễn ra trong tháng Một như Hội đình Vạn Đồn (Thái Thụy), hội làng Bạt Trung (Kiến Xương), hội đền Quan (thành phố Thái Bình), hội chùa Thiên Quý và đình Kênh (Đông Hưng)… Đây là dịp để người dân vùng đất nông nghiệp đua tài, làm lễ cầu may đầu năm mới./.
Sau nghi thức cắt băng mở cửa thánh, làm lễ khai chỉ, các đoàn đại biểu của tỉnh, của huyện và các xã lân cận cùng các tăng ni tín đồ phật tử, du khách gần xa đã dâng hương tưởng nhớ công đức của quốc sư Dương Không Lộ cũng như những người có công xây dựng, làm nên di tích lịch sử văn hoá quốc gia đặc biệt mang đậm bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17.
Trong ngày chính hội, bên cạnh tín ngưỡng lễ Phật cầu may đầu năm, du khách được tham gia các trò chơi dân gian như bắn vịt, nấu cơm, quăng pháo đất, kéo nứa lấy lửa...
Hàng năm chùa Keo mở hội hai lần: hội xuân vào mùng 4 Tết Nguyên đán và hội chính vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Năm 1630, chùa Keo được trùng tu, tái tạo lại trên diện tích 108.000 m2 đất, bao gồm 154 gian. Riêng diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc là 58.000 m2. Ngày nay chùa Keo tuy chỉ còn 107 gian, song là một trong 10 kiến trúc cổ nhất Việt Nam và là một trong 3 ngôi chùa đặc biệt.
Chùa còn lưu giữ khá đầy đủ những di vật cổ, trong đó có hàng trăm pho tượng cổ thời Lê và nhiều bức trạm, bức khắc... Đặc biệt, gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 17, cao 11,04m và có 3 tầng mái. Tầng 1 có treo 1 khánh đá dài 1,87m, tầng 2 có quả chuông đúc năm 1686, tầng 3 và tầng thượng có chuông đúc.
Lễ hội chùa Keo năm nay diễn ra các hoạt động tế lễ theo đúng nghi thức truyền thống cùng nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi, phong phú khác như: hát du thuyền, hát văn, thi diễn các trích đoạn chèo cổ hay, thi leo cầu ngô, thi bắt vịt, cờ người, tổ tôm điếm, biểu diễn múa rối nước.... đáp ứng kịp thời nhu cầu hành lễ, thưởng ngoạn các giá trị văn hoá đặc sắc vùng đồng bằng sông Hồng của tăng ni tín đồ phật tử và du khách gần xa.
Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với lễ hội chùa Keo, Thái Bình còn có hàng chục lễ hội xuân khác diễn ra trong tháng Một như Hội đình Vạn Đồn (Thái Thụy), hội làng Bạt Trung (Kiến Xương), hội đền Quan (thành phố Thái Bình), hội chùa Thiên Quý và đình Kênh (Đông Hưng)… Đây là dịp để người dân vùng đất nông nghiệp đua tài, làm lễ cầu may đầu năm mới./.
Thanh Phú (TTXVN/Vietnam+)