Ngày 21/9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ hợp long hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) - một trong những hạng mục quan trọng nhất thuộc Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây Thành phố Hồ Chí Minh.
Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 585m hầm dẫn phía Khánh Hội (quận 1), 535m hầm dẫn phía Thủ Thiêm (quận 2), bốn đốt hầm dìm và đốt hợp long với tổng chiều dài 370m. Hầm có quy mô mặt cắt ngang rộng 33,3m với hai lốt thoát hiểm và hai hướng lưu thông sáu làn xe, vận tốc thiết kế 60km/giờ.
Phát biểu tại lễ hợp long, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tại khu vực Đông Nam Á, hầm Thủ Thiêm là hầm vượt sông có quy mô lớn nhất, có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông-đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, hầm Thủ Thiêm khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tạo con đường ngắn nhất nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo bước đột phá trong quy hoạch giao thông đô thị, mở cánh cửa về phía Đông thành phố.
Hầm Thủ Thiêm bắt đầu xây dựng từ tháng 2/2005 với việc khởi công xây dựng hai hầm dẫn và mẻ bêtông đầu tiên đúc bốn đốt hầm dìm được đổ vào tháng 9/2007 tại bể đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Từ tháng 3-6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc Nhơn Trạch vượt qua 22km đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm và được lắp đặt, kết nối thành công với hầm dẫn phía Thủ Thiêm. Đến ngày 4/9, mẻ bêtông cuối cùng của đốt hợp long đã được đổ, hoàn thành việc kết nối đốt hầm số bốn với hầm dẫn phía Khánh Hội.
Theo Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông-đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, sau công đoạn thi công đốt hợp long, từ nay đến khi hoàn thành dự án, nhiều công việc quan trọng và phức tạp tiếp tục được triển khai gồm tập trung xử lý các vấn đề về kỹ thuật bên trong, bên ngoài bốn đốt hầm, triển khai gói thầu lắp đặt các thiết bị cơ điện, hệ thống chiếu sáng, thoát nước bên trong hầm, chuẩn bị bộ máy quản lý, vận hành hệ thống và hoàn tất thi công tuyến đường mới Thủ Thiêm.
Dự kiến đến quý 2/2011, công trình hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây với tổng chiều dài hơn 22km sẽ được đưa vào sử dụng./.
Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 585m hầm dẫn phía Khánh Hội (quận 1), 535m hầm dẫn phía Thủ Thiêm (quận 2), bốn đốt hầm dìm và đốt hợp long với tổng chiều dài 370m. Hầm có quy mô mặt cắt ngang rộng 33,3m với hai lốt thoát hiểm và hai hướng lưu thông sáu làn xe, vận tốc thiết kế 60km/giờ.
Phát biểu tại lễ hợp long, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tại khu vực Đông Nam Á, hầm Thủ Thiêm là hầm vượt sông có quy mô lớn nhất, có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông-đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, hầm Thủ Thiêm khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tạo con đường ngắn nhất nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo bước đột phá trong quy hoạch giao thông đô thị, mở cánh cửa về phía Đông thành phố.
Hầm Thủ Thiêm bắt đầu xây dựng từ tháng 2/2005 với việc khởi công xây dựng hai hầm dẫn và mẻ bêtông đầu tiên đúc bốn đốt hầm dìm được đổ vào tháng 9/2007 tại bể đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Từ tháng 3-6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc Nhơn Trạch vượt qua 22km đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm và được lắp đặt, kết nối thành công với hầm dẫn phía Thủ Thiêm. Đến ngày 4/9, mẻ bêtông cuối cùng của đốt hợp long đã được đổ, hoàn thành việc kết nối đốt hầm số bốn với hầm dẫn phía Khánh Hội.
Theo Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông-đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, sau công đoạn thi công đốt hợp long, từ nay đến khi hoàn thành dự án, nhiều công việc quan trọng và phức tạp tiếp tục được triển khai gồm tập trung xử lý các vấn đề về kỹ thuật bên trong, bên ngoài bốn đốt hầm, triển khai gói thầu lắp đặt các thiết bị cơ điện, hệ thống chiếu sáng, thoát nước bên trong hầm, chuẩn bị bộ máy quản lý, vận hành hệ thống và hoàn tất thi công tuyến đường mới Thủ Thiêm.
Dự kiến đến quý 2/2011, công trình hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây với tổng chiều dài hơn 22km sẽ được đưa vào sử dụng./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)