Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đợt mưa lũ trong mấy ngày đầu tháng 11 vừa qua đã gây khó khăn với tổng thiệt hại lên tới 721,604 tỷ đồng; trong đó nặng nhất là ngành thuỷ lợi, giao thông với số tiền thiệt hại là 672,471 tỷ đồng.
Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương hỗ trợ 1.000 tấn gạo giúp dân trong vùng bị ngập lụt; 500 tấn lúa giống (gồm các loại giống Xi23, Khang dân, ĐV 108, HT1), 10 tấn giống ngô lai (giống ngô lai LNV10) và khoảng 5 tấn rau để trồng và gieo cấy vụ Đông xuân 2011-2012.
Tỉnh cũng đề nghị được hỗ trợ 150 tỷ đồng giúp khắc phục nhanh bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, xử lý củng cố các công trình, hồ, đập, đê bao xung yếu phục sản xuất; xây dựng các khu tái định cư để tiếp tục di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị xâm thực, sạt lở vào nơi an toàn.
Đối với giải pháp thoát lũ, tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đẩy nhanh xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và A Lưới để điều tiết nước hợp lý, giảm ngập lụt cho vùng hạ lưu.
Sau mấy ngày nước lũ xuống dần, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình có người chết, người bị thương; hỗ trợ đột xuất cho dân, nhất là hơn 1.548 hộ với 5.251 khẩu phải di dời từ nơi nguy hiểm đến nơi an toàn, các hộ nghèo neo đơn, khó khăn... để sớm ổn định đời sống nhân dân.
Nước rút đến đâu, các địa phương huy động tổng lực làm vệ sinh môi trường. Ở những đoạn đường ngập bùn sâu, dùng xe gạt gom bùn đất lại để vận chuyển đi nơi khác, tuyệt đối không đổ bùn, đất xuống sông.
Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế đã huy động hơn 500 đoàn viên, phối hợp với đoàn thanh niên trong các trường học giúp xử lý môi trường tại thành phố Huế và trong các trường học, nhất là các trường mẫu giáo và tiểu học.
Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đã huy động lực lượng và hơn 20 xe chuyên dùng dọn vệ sinh, thu gom bùn, rác trên các tuyến đường trong thành phố Huế với hơn 600 tấn rác, trên 48.000m3 bùn.
Tại điểm sạt lở nặng trên sông Hương, đoạn qua thôn Long Hồ Thượng, xã Hương Hồ (huyện Hương Trà) địa phương tại chỗ đã tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân đến nơi ở an toàn; đồng thời dùng 1.000 bao tải kết hợp sử dụng vật liệu địa phương và huy động lực lượng tại chỗ để xử lý tạm thời hạn chế tình trạng sạt lở sâu vào khu dân cư.../.
Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương hỗ trợ 1.000 tấn gạo giúp dân trong vùng bị ngập lụt; 500 tấn lúa giống (gồm các loại giống Xi23, Khang dân, ĐV 108, HT1), 10 tấn giống ngô lai (giống ngô lai LNV10) và khoảng 5 tấn rau để trồng và gieo cấy vụ Đông xuân 2011-2012.
Tỉnh cũng đề nghị được hỗ trợ 150 tỷ đồng giúp khắc phục nhanh bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, xử lý củng cố các công trình, hồ, đập, đê bao xung yếu phục sản xuất; xây dựng các khu tái định cư để tiếp tục di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị xâm thực, sạt lở vào nơi an toàn.
Đối với giải pháp thoát lũ, tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đẩy nhanh xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và A Lưới để điều tiết nước hợp lý, giảm ngập lụt cho vùng hạ lưu.
Sau mấy ngày nước lũ xuống dần, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình có người chết, người bị thương; hỗ trợ đột xuất cho dân, nhất là hơn 1.548 hộ với 5.251 khẩu phải di dời từ nơi nguy hiểm đến nơi an toàn, các hộ nghèo neo đơn, khó khăn... để sớm ổn định đời sống nhân dân.
Nước rút đến đâu, các địa phương huy động tổng lực làm vệ sinh môi trường. Ở những đoạn đường ngập bùn sâu, dùng xe gạt gom bùn đất lại để vận chuyển đi nơi khác, tuyệt đối không đổ bùn, đất xuống sông.
Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế đã huy động hơn 500 đoàn viên, phối hợp với đoàn thanh niên trong các trường học giúp xử lý môi trường tại thành phố Huế và trong các trường học, nhất là các trường mẫu giáo và tiểu học.
Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đã huy động lực lượng và hơn 20 xe chuyên dùng dọn vệ sinh, thu gom bùn, rác trên các tuyến đường trong thành phố Huế với hơn 600 tấn rác, trên 48.000m3 bùn.
Tại điểm sạt lở nặng trên sông Hương, đoạn qua thôn Long Hồ Thượng, xã Hương Hồ (huyện Hương Trà) địa phương tại chỗ đã tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân đến nơi ở an toàn; đồng thời dùng 1.000 bao tải kết hợp sử dụng vật liệu địa phương và huy động lực lượng tại chỗ để xử lý tạm thời hạn chế tình trạng sạt lở sâu vào khu dân cư.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)