Các cư dân một thị trấn nhỏ ở Hungary đã không thể ngăn cản việc lấy tên một tay chân của trùm phát xít Hitler để đặt cho một công viên tại đây.
Công viên ở Gyomro, ngoại ô Budapest, được đặt theo tên Miklos Horthy vào năm ngoái sau một cuộc vận động của đảng cực hữu Jobbik, đảng lớn thứ ba trong quốc hội Hungary.
Những cư dân địa phương đã nổi giận và kêu gọi trưng cầu dân ý, nhưng kết quả cuộc trưng cầu không có giá trị khi chỉ 18% số cử tri đủ quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu trong ngày 6/1. Không những thế, trong những người đi bỏ phiếu, số đông lại ủng hộ không đổi tên.
Horthy, cầm quyền ở Hungary từ năm 1920-1944, đã thông qua các đạo luật chống Do Thái và đưa đất nước vào một liên minh với Hitler, đồng thời cũng là người đang nắm quyền khi những người Do Thái bị đẩy vào các trại tập trung tử thần. Nhưng ông cũng là "người hùng" của một số người khi lên nắm quyền trong bối cảnh khó khăn sau một cuộc cách mạng năm 1919 và việc mất hai phần ba lãnh thổ theo hòa ước Trianon 1920.
Chính quyền Hungary trước đây đã coi Horthy là một kẻ phát xít, nhưng các nhóm cực hữu và một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa lại đánh giá cao ông.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bị cáo buộc có các động thái bài trừ Do Thái và dân tộc chủ nghĩa như việc đưa thêm nhiều tác giả thời chiến có liên hệ với chủ nghĩa phát xít vào giáo trình trường học.
Năm 2012, người được giải Nobel hòa bình và từng sốt sót qua thảm họa diệt chủng Do Thái Elie Wiesel đã trả lại phần thưởng cao nhất nhà nước Hungary tặng cho ông vì điều mà ông gọi là “tẩy trắng lịch sử” ở một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Năm ngoái, chính quyền đã thông qua một đạo luật tuyên bố từ 1-1, các khu vực công cộng sẽ không thể đặt tên theo các nhân vật lịch sử có liên hệ với chế độ độc tài. Đạo luật chủ yếu nhắm vào các nhân vật thời cộng sản./.
Công viên ở Gyomro, ngoại ô Budapest, được đặt theo tên Miklos Horthy vào năm ngoái sau một cuộc vận động của đảng cực hữu Jobbik, đảng lớn thứ ba trong quốc hội Hungary.
Những cư dân địa phương đã nổi giận và kêu gọi trưng cầu dân ý, nhưng kết quả cuộc trưng cầu không có giá trị khi chỉ 18% số cử tri đủ quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu trong ngày 6/1. Không những thế, trong những người đi bỏ phiếu, số đông lại ủng hộ không đổi tên.
Horthy, cầm quyền ở Hungary từ năm 1920-1944, đã thông qua các đạo luật chống Do Thái và đưa đất nước vào một liên minh với Hitler, đồng thời cũng là người đang nắm quyền khi những người Do Thái bị đẩy vào các trại tập trung tử thần. Nhưng ông cũng là "người hùng" của một số người khi lên nắm quyền trong bối cảnh khó khăn sau một cuộc cách mạng năm 1919 và việc mất hai phần ba lãnh thổ theo hòa ước Trianon 1920.
Chính quyền Hungary trước đây đã coi Horthy là một kẻ phát xít, nhưng các nhóm cực hữu và một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa lại đánh giá cao ông.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bị cáo buộc có các động thái bài trừ Do Thái và dân tộc chủ nghĩa như việc đưa thêm nhiều tác giả thời chiến có liên hệ với chủ nghĩa phát xít vào giáo trình trường học.
Năm 2012, người được giải Nobel hòa bình và từng sốt sót qua thảm họa diệt chủng Do Thái Elie Wiesel đã trả lại phần thưởng cao nhất nhà nước Hungary tặng cho ông vì điều mà ông gọi là “tẩy trắng lịch sử” ở một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Năm ngoái, chính quyền đã thông qua một đạo luật tuyên bố từ 1-1, các khu vực công cộng sẽ không thể đặt tên theo các nhân vật lịch sử có liên hệ với chế độ độc tài. Đạo luật chủ yếu nhắm vào các nhân vật thời cộng sản./.
Trần Trọng (Vietnam+)