Ở lại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) và ký thỏa thuận tín dụng mới với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trị giá 130 tỷ euro có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với Hy Lạp.
Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos, đưa ra sau cuộc gặp ngày 6/2 với "bộ tam" chủ nợ quốc tế gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), IMF và EU.
Theo ông Venizelos, Hy Lạp sẽ phải trả "một cái giá nhất định" để ở lại Eurozone, song nếu các cuộc đàm phán về thỏa thuận tín dụng mới với "bộ tam" nói trên thất bại, nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn rất nhiều.
Trong bối cảnh như vậy, các đảng phái chính trị nên thể hiện tình đoàn kết để đưa đất nước thoát khỏi giai đoạn khó khăn, chứ không nên để mất thời gian và sức lực cho cuộc đối đầu đã trở nên lỗi thời giữa các đảng phái.
Chính sự mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị làm cho cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế kéo dài ba tuần nay không đạt kết quả.
Những bất đồng chính xoay quanh việc "bộ tam" tài trợ quốc tế yêu cầu Hy Lạp thực hiện những cam kết bổ sung trong chính sách "thắt lưng buộc bụng," theo đó Athens sẽ phải cắt giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân, lương hưu, xóa bỏ lương tháng thứ 13 và 14, đặc biệt ngay trong năm nay nước này phải cắt giảm chi tiêu thêm 1,3 tỷ euro, tương đương với 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thông qua việc cắt giảm ngân sách dành cho y tế, quốc phòng và trợ cấp cho chính quyền địa phương.
Trong khi đó, giới truyền thông nước này đưa tin trong các cuộc đàm phán vừa qua, hai bên đã đạt thỏa thuận giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân từ 20 đến 22%, trong khi vẫn duy trì lương tháng 13 và 14, như là khoản tiền thưởng ngày lễ.
Bộ trưởng Bộ Cải cách và Chính phủ điện tử Dimitris Reppas cho biết, Athens đã đồng ý cắt giảm 15.000 nhân viên trong khu vực nhà nước ngay trong năm 2012, cũng như xem xét chương trình đến năm 2015 sẽ giảm 150.000 công chức trong tổng số 750.000 người hiện nay.
Dự kiến, ngày 7/2, Thủ tướng tạm quyền Lucas Papademos sẽ có cuộc gặp với thủ lĩnh ba chính đảng ủng hộ chính phủ liên minh để bàn thảo tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán với "bộ tam" EU/ECB/IMF vừa qua và đề nghị ký dự thảo bản ghi nhớ về các biện pháp kinh tế khắc khổ cần thiết để ký thỏa thuận tín dụng mới trị giá 130 tỷ euro với các nhà tài trợ quốc tế, mở đường cho việc đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc thực hiện các điều kiện cần thiết để các chủ nợ tư nhân xóa gần 100 tỷ euro tiền nợ cho Hy Lạp.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương án mà Tổng thống Papademos thực hiện trong "giờ khắc quyết định." Trước đó, ông Papademos đã yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Venizelos báo cáo về những hậu quả mà Hy Lạp có thể phải hứng chịu sau khi tuyên bố vỡ nợ và rút khỏi Eurozone.
Trong khi đó, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn chung ngày 6/2 trên kênh "Franc 2" với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố không cho phép Hy Lạp vỡ nợ vì điều đó sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với toàn châu Âu, song ông cũng yêu cầu Athens thực hiện đầy đủ các cam kết đã đưa ra nếu muốn nhận được gói cứu trợ tài chính.
Nếu các cuộc đàm phán với các nhà tài trợ quốc tế và chủ nợ tư nhân thất bại, Hy Lạp sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi nước này buộc phải thanh toán khoản nợ 14,4 tỷ euro vào ngày 20/3 tới./.
Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos, đưa ra sau cuộc gặp ngày 6/2 với "bộ tam" chủ nợ quốc tế gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), IMF và EU.
Theo ông Venizelos, Hy Lạp sẽ phải trả "một cái giá nhất định" để ở lại Eurozone, song nếu các cuộc đàm phán về thỏa thuận tín dụng mới với "bộ tam" nói trên thất bại, nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn rất nhiều.
Trong bối cảnh như vậy, các đảng phái chính trị nên thể hiện tình đoàn kết để đưa đất nước thoát khỏi giai đoạn khó khăn, chứ không nên để mất thời gian và sức lực cho cuộc đối đầu đã trở nên lỗi thời giữa các đảng phái.
Chính sự mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị làm cho cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế kéo dài ba tuần nay không đạt kết quả.
Những bất đồng chính xoay quanh việc "bộ tam" tài trợ quốc tế yêu cầu Hy Lạp thực hiện những cam kết bổ sung trong chính sách "thắt lưng buộc bụng," theo đó Athens sẽ phải cắt giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân, lương hưu, xóa bỏ lương tháng thứ 13 và 14, đặc biệt ngay trong năm nay nước này phải cắt giảm chi tiêu thêm 1,3 tỷ euro, tương đương với 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thông qua việc cắt giảm ngân sách dành cho y tế, quốc phòng và trợ cấp cho chính quyền địa phương.
Trong khi đó, giới truyền thông nước này đưa tin trong các cuộc đàm phán vừa qua, hai bên đã đạt thỏa thuận giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân từ 20 đến 22%, trong khi vẫn duy trì lương tháng 13 và 14, như là khoản tiền thưởng ngày lễ.
Bộ trưởng Bộ Cải cách và Chính phủ điện tử Dimitris Reppas cho biết, Athens đã đồng ý cắt giảm 15.000 nhân viên trong khu vực nhà nước ngay trong năm 2012, cũng như xem xét chương trình đến năm 2015 sẽ giảm 150.000 công chức trong tổng số 750.000 người hiện nay.
Dự kiến, ngày 7/2, Thủ tướng tạm quyền Lucas Papademos sẽ có cuộc gặp với thủ lĩnh ba chính đảng ủng hộ chính phủ liên minh để bàn thảo tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán với "bộ tam" EU/ECB/IMF vừa qua và đề nghị ký dự thảo bản ghi nhớ về các biện pháp kinh tế khắc khổ cần thiết để ký thỏa thuận tín dụng mới trị giá 130 tỷ euro với các nhà tài trợ quốc tế, mở đường cho việc đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc thực hiện các điều kiện cần thiết để các chủ nợ tư nhân xóa gần 100 tỷ euro tiền nợ cho Hy Lạp.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương án mà Tổng thống Papademos thực hiện trong "giờ khắc quyết định." Trước đó, ông Papademos đã yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Venizelos báo cáo về những hậu quả mà Hy Lạp có thể phải hứng chịu sau khi tuyên bố vỡ nợ và rút khỏi Eurozone.
Trong khi đó, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn chung ngày 6/2 trên kênh "Franc 2" với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố không cho phép Hy Lạp vỡ nợ vì điều đó sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với toàn châu Âu, song ông cũng yêu cầu Athens thực hiện đầy đủ các cam kết đã đưa ra nếu muốn nhận được gói cứu trợ tài chính.
Nếu các cuộc đàm phán với các nhà tài trợ quốc tế và chủ nợ tư nhân thất bại, Hy Lạp sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi nước này buộc phải thanh toán khoản nợ 14,4 tỷ euro vào ngày 20/3 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)