Ngày 3/5, Hội nghị do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Mỹ và Ủy ban châu Âu đồng chủ trì tại Namibia đã phát triển bộ tiêu chuẩn tối thiểu và các trình tự thực hiện nhằm tăng cường kiểm soát quá trình làm giàu quặng urani (UOC) trên toàn cầu.
Các tiêu chuẩn và trình tự thực hiện này bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng quy chế, tăng cường kiểm tra và kiểm soát UOC, siết chặt quy trình sử dụng tiện nghi ở các cơ sở làm giàu UOC, tăng cường thủ tục vận tải, xuất khẩu và lưu giữ UOC.
IAEA nhấn mạnh, thế giới đặc biệt lo ngại về an toàn và quy trình bảo vệ việc sử dụng công nghệ hạt nhân và công nghệ phóng xạ.
Thảm họa hạt nhân mới ở Fukushima, Nhật Bản là cảnh báo mới nhất về sự mong manh và những hiểm họa bắt nguồn từ nguồn năng lượng này. Việc sử dụng urani phải vì lợi ích của nhân dân các nước.
Trong khi những lợi ích kinh tế xã hội gắn với việc khai thác và sử dụng nguồn urani đang được ưu tiên cao, thế giới cần đảm bảo an toàn rất cao cũng như bảo vệ đặc biệt nguồn năng lượng này.
IAEA nhấn mạnh nguy cơ dễ bị tổn thương và an ninh của sản phẩm urani trong vận chuyển qua đường biên giới quốc gia trong bối cảnh thế giới đang thúc đẩy nhanh tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân và xây dựng các khu vực không có vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Hội nghị cũng cảnh báo rằng, mối đe dọa và nguy cơ tiềm tàng gắn với việc lưu giữ và vận chuyển sản phẩm urani cũng như mức độ an ninh đồng bộ được áp dụng cả ở bên trong và bên ngoài đường biên giới phải được định tính và định lượng nghiêm túc và chặt chẽ. Các vật liệu hạt nhân phải được bảo vệ và kiểm chứng để đảm bảo chỉ được sử dụng vì các mục đích hòa bình.
Những kinh nghiệm của Mỹ về nhà máy điện hạt nhân thương mại trong 40 năm qua cho thấy tầm quan trọng của cơ chế giám sát quy chế độc lập để đảm bảo sản xuất an toàn và an ninh các sản phẩm UOC, trong đó minh bạch trong nỗ lực quy chế là nhân tố thiết yếu để giành được lòng tin của công chúng./.
Các tiêu chuẩn và trình tự thực hiện này bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng quy chế, tăng cường kiểm tra và kiểm soát UOC, siết chặt quy trình sử dụng tiện nghi ở các cơ sở làm giàu UOC, tăng cường thủ tục vận tải, xuất khẩu và lưu giữ UOC.
IAEA nhấn mạnh, thế giới đặc biệt lo ngại về an toàn và quy trình bảo vệ việc sử dụng công nghệ hạt nhân và công nghệ phóng xạ.
Thảm họa hạt nhân mới ở Fukushima, Nhật Bản là cảnh báo mới nhất về sự mong manh và những hiểm họa bắt nguồn từ nguồn năng lượng này. Việc sử dụng urani phải vì lợi ích của nhân dân các nước.
Trong khi những lợi ích kinh tế xã hội gắn với việc khai thác và sử dụng nguồn urani đang được ưu tiên cao, thế giới cần đảm bảo an toàn rất cao cũng như bảo vệ đặc biệt nguồn năng lượng này.
IAEA nhấn mạnh nguy cơ dễ bị tổn thương và an ninh của sản phẩm urani trong vận chuyển qua đường biên giới quốc gia trong bối cảnh thế giới đang thúc đẩy nhanh tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân và xây dựng các khu vực không có vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Hội nghị cũng cảnh báo rằng, mối đe dọa và nguy cơ tiềm tàng gắn với việc lưu giữ và vận chuyển sản phẩm urani cũng như mức độ an ninh đồng bộ được áp dụng cả ở bên trong và bên ngoài đường biên giới phải được định tính và định lượng nghiêm túc và chặt chẽ. Các vật liệu hạt nhân phải được bảo vệ và kiểm chứng để đảm bảo chỉ được sử dụng vì các mục đích hòa bình.
Những kinh nghiệm của Mỹ về nhà máy điện hạt nhân thương mại trong 40 năm qua cho thấy tầm quan trọng của cơ chế giám sát quy chế độc lập để đảm bảo sản xuất an toàn và an ninh các sản phẩm UOC, trong đó minh bạch trong nỗ lực quy chế là nhân tố thiết yếu để giành được lòng tin của công chúng./.
(TTXVN)