IAEA: Việc hồi sinh JCPOA phải đợi chính phủ mới của Iran

Vòng đàm phán thứ 6 về việc hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân Iran, giữa các cường quốc thế giới và Tehran, đã được nối lại hôm 12/6 nhằm làm cầu nối giữa Mỹ và Iran để đưa hai nước trở lại thỏa thuận này.
IAEA: Việc hồi sinh JCPOA phải đợi chính phủ mới của Iran ảnh 1Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi phát biểu trong cuộc họp báo tại Vienna, Áo, ngày 24/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, được biết đến với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), sẽ phải đợi sau khi Iran thành lập chính phủ mới.

Đây là nhận định được Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo La Repubblica của Italy ngày 16/6.

Ông Grossi nêu rõ: "Tại thời điểm này, việc đợi chính phủ mới của Iran là cần thiết." Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Iran, dự kiến sẽ diễn ra ngày 18/6 tới.

Theo kế hoạch, đương kim Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 3/8 tới và Iran sẽ có chính phủ mới vào giữa tháng 8/2021.

[Quan chức Iran: Sẽ không có thỏa thuận hạt nhân trong tuần này]

Vòng đàm phán thứ 6 về việc hồi sinh JCPOA, giữa các cường quốc thế giới và Tehran, đã được nối lại tại Vienna (Áo) hôm 12/6. IAEA không tham gia trực tiếp quá trình đàm phán này.

Tổng Giám đốc IAEA cho biết các cuộc thảo luận đã diễn ra trong nhiều tuần "đã giải quyết được các câu hỏi kỹ thuật rất phức tạp và tinh vi, nhưng điều cần thiết là quyết tâm chính trị của các bên."

Kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden lại muốn khôi phục những giới hạn hạt nhân trong thỏa thuận với Iran và nếu có thể thì mở rộng hơn.

Các cuộc đàm phán diễn ra tại Vienna của Ủy ban chung giám sát JCPOA, khởi động từ tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU), nhằm làm cầu nối giữa Tehran và Washington để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận.

JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran hồi năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN)

Israel tiến hành các hoạt động trên bộ ở Gaza

Quân đội Israel phát động “các hoạt động trên bộ có mục tiêu” ở Gaza, đồng thời đưa ra “cảnh báo cuối” đối với cư dân ở Gaza liên quan đến việc trả tự do cho các con tin và loại bỏ Hamas.

Người phụ nữ khóc thương người thân thiệt mạng sau vụ pháo kích của Israel tại thành phố Gaza ngày 14/3/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quốc tế lên án các vụ tấn công mới vào Gaza

Cộng đồng quốc tế ên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Gaza, đồng thời cho rằng tiếp tục sử dụng vũ lực sẽ chỉ làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của người Palestine.

Con tàu bị lực lượng Houthi tấn công trên Biển Đỏ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Houthi tuyên bố tiếp tục không kích tàu chiến Mỹ

Houthi xác nhận trong đợt trả đũa mới nhất, phong trào này sử dụng tên lửa và máy bay không người lái tấn công tàu USS Harry S. Truman trong vụ tấn công nhằm vào hạm đội của Mỹ ở phía Bắc Biển Đỏ.